Mức độ hiểu biết và quan tâm đến luật pháp, biến động xã hội thấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang.pdf (Trang 80 - 83)

thấp.

Mức độ hiểu biết về pháp luật của nhà kinh doanh ở tỉnh nói riêng và cả nước nói chung còn rất hạn chế. Họ cứ nghĩ đơn giản là làm kinh doanh là công việc của riêng họ, của gia đình họ chứ không liên quan gì đến xã hội nên nhận thức về pháp luật của họ cũng còn hạn chế. Theo khảo sát 100 doanh nghiệp trong tỉnh về kiến thức pháp luật, có kết quả cho ở bảng phụ lục 14. Dựa vào phụ lục 14 Ta có Biểu 2.13 5 85 10 21 74 5 61 34 5 70 24 6 6 87 7 74 23 3 69 26 5 0% 20% 40% 60% 80% 100% Luật doanh nghiệp Luật lao động Luật hải quan Luật bảo hiểm Luật thuế Luật môi trường Luật đất đai Khôngbiết gì cả Biết sơ sơ Biết tương đối Biểu 2.13. Mức độ hiểu biết về kiến thức pháp luật của các DN được khảo sát

Mức độ am hiểu về pháp luật của doanh nghiệp chưa tốt lắm, trong 7 bộ luật phổ biến của doanh nghiệp được hỏi thì thấy rằng hầu như tất cả bộ luật này đều có những nhà kinh doanh không hề biết gì cả. Thậm chí không có doanh nghiệp nào biết rành một bộ luật nào cả. Mức độ hiểu biết của nhà kinh doanh chỉ ở mức là biết sơ sơ, biết chút chút, khả quan nhất là bộ luật doanh nghiệp (85% biết sơ sơ và 10% biết tương đối tốt) và luật thuế (87% biết sơ sơ và 7% biết tương đối tốt). Ngoài ra còn những bộ luật khác thì số lượng doanh nghiệp biết sơ sơ và

biết rành là không đáng kể. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đang kinh doanh nhưng không tìm hiểu kỹ những chính sách pháp luật của nhà nước và kiến thức về nó quá hạn hẹp, điều này còn chấp nhận được khi sản xuất kinh doanh còn ở giai đoạn kém phát triển ban đầu của đất nước và chưa có giao thương gì với bên ngoài. Nhưng một khi thị trường không còn gói gọn trong một quốc gia mà buộc doanh nghiệp phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh ở thị trường quốc tế hay ngay cả sân nhà, thì doanh nghiệp phải có kiến thức đầy đủ về pháp luật và thông lệ quốc tế, nếu không sẽ bị thiệt thòi về mình.

Việc nhận thức và chấp hành luật pháp của DNNQD còn hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Một số khá lớn DNNQD còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự (hợp đồng lao động, bảo hiểm, tiền lương, giờ giấc làm việc, bảo hộ và an toàn lao động,…), chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Có không ít các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về phía doanh nghiệp, một số DNDD lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong việc thành lập doanh nghiệp để hoạt động không đúng pháp luật như thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn, khấu trừ khống thuế VA, cạnh tranh không lành mạnh chèn ép lẫn nhau hay sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Mặc dù tình trạng này đã có khắc phục nhưng vẫn làm cho DNDD còn nhiều mặt hạn chế trong quá trình phát triển. Hiện tượng phổ biến nhất là ghi hoá đơn không trung thực, mua bán hoá đơn lòng vòng…gây thất thu thuế cho nhà nước. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc hoàn thuế GTGT để rút tiền của nhà nước. Tình trạng các DNNQD bị các cơ quan chức năng xử lý vì vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn khá phổ biến. Cá biệt còn có các doanh nghiệp bất chấp pháp luật tham gia những hoạt động phi pháp như kinh doanh sản phẩm văn hoá độc hại, lừa đảo, rửa tiền, mua chuộc cán bộ thoái hoá biến chất trong cơ quan công quyền để trục lợi,…Một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của DN về luật pháp còn nhiều hạn chế.

Ngoài kiến thức pháp luật, DNDD cũng còn chưa quan tâm lắm đến sự thay đổi, biến động xung quanh về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, khu vực và thế giới,...Qua khảo sát 100 doanh nghiệp, khi được hỏi là biết gì về tổ chức WTO, ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam có những thuận lợi, nguy cơ gì khi gia nhập vào các tổ chức đó và các doanh nghiệp có chiến lược chuẩn bị gì khi nhập các tổ chức đó không. Hầu hết câu trả lời đều là không biết hoặc biết chút ít và thậm chí có người còn trả lời là không quan tâm vì không liên quan gì tới mình cả,...Chỉ có một số người có kiến thức về vấn đề này nhưng số này rất ít.

¬DNNVV hầu như chỉ dành phần lớn thời gian và tiềm lực cho việc đối phó và thích ứng với hoàn cảnh khó khăn trong ngắn hạn, trước mắt hơn là đầu tư thời gian vào nghiên cứu để đối phó với những biến động trong dài hạn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã quen sản xuất kinh doanh trong phạm vi nhỏ hẹp, hoạt động rời rạc, thiếu chiến lược, thiếu định hướng,...đã vô tình tự đặt doanh nghiệp mình cô lập với thế giới bên ngoài, thế giới không ảnh hưởng gì đến mình. Trong xu thế phát triển và hội nhập, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những khó khăn phía trước bên cạnh những cơ hội mang lại. Nếu tận dụng được những cơ hội này và né tranh những rủi ro thì doanh nghiệp sẽ thành công, nếu không chuẩn bị tốt thì sẽ thiệt hai nặng nề vì mọi doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn đều chịu ảnh hưởng khi Việt Nam gia nhập các tổ chức này và dù muốn hay không muốn họđều phải có chiến lược chuẩn bị đối mặt trước để không bịđộng, tránh thiệt hại đáng tiếc.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP PHÁT TRIN KINH T TƯ NHÂN

TNH AN GIANG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang.pdf (Trang 80 - 83)