trợ về thông tin thị trường và xuất khẩu.
*Hỗ trợ về thông tin thị trường và xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, chất lượng thông tin thu thập được của KTTN không cao, đặc biệt là những thông tin về thị trường và bản thân doanh nghiệp lại rất khó tự giải quyết được vấn đề này. Do vậy, để giúp khu vực này nâng cao được chất lượng nguồn thông tin, Nhà nước cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
+ Lập một cơ quan chuyên trách cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, những thông tin này phải mới, chính xác, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp.
+ Giảm chi phí sử dụng dịch vụ thông tin như cước điện thoại, cước truy cập Internet…
+ Công bố rộng rãi thông tin về các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, các dự báo trung và dài hạn, các dự án phát triển…để các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phát triển trong tương lai một cách chính xác.
+ Phổ cập tin học, phát triển thương mai điện tử…nhằm nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin cho mọi người dân. Bồi dưỡng đào tạo cho đội ngũ chủ doanh nghiệp về quản lý thông tin.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thị trường, chú trọng vào việc cung cấp thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhìn chung thì mức giá của các dịch vụ hàng hoá này còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của địa phương còn quá yếu. Sở dĩ như vậy là do nhận thức của Nhà nước về vai trò của các dịch vụ này chưa sát với thực tiễn, chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở nước ta chỉ đạt mức trung bình hoặc còn rất kém, khách hang không tin cậy vào chất lượng của các dịch vụ này. Do vậy, các chủ
doanh nghiệp thường lâm vào tình trạng thiếu thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần đưa ra một khung pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
+ Thường xuyên chức các hoạt động thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học-kỹ thuật, thị trường, thông tin quản lý để giới thiệu các sản phẩm của từng doanh nghiệp.
+ Đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trường quốc tế cho DNNVV thông qua tăng cường các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp trong nước, phổ biến thông tin Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia của các nước khác, trợ giúp xúc tiến xuất khẩu....
*Tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DNVVN.
So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ…ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh.
+ Nghiên cứu xây dựng mối liên kết kinh tế giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp có qui mô lớn và DNNVV...nhằm phát huy thế mạnh các bên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh (AFA), của các Câu lạc bộ doanh nghiệp huyện, thị, thành, tiến tới thành lập Hội doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội DNNVV của tỉnh.
+ Phối hợp với Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt- Đức để hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, tiến tới thành lập Hội
doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội nữ doanh nhân, Hội các ngành, nghề, nhằm hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển và hoạt động đúng theo khuôn khổ pháp luật quy định.