Công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu còn yếu kém và

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang.pdf (Trang 78 - 80)

DNNVV thường không tiến hành hay tiến hành một cách một cách thiếu đồng bộ các yếu tố của chiến lược marketing như nghiên cứu thị trường, xây dựng và hoạch định các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Chưa xem xét kỹ và có những phân tích chính xác về môi trường kinh doanh, kinh doanh thiếu định hướng nên việc xây dựng và triển khai chiến lược marketing kém hiệu quả. Đôi khi doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa marketing và bán hàng nên khi triển khai các hoạt động marketing lại thiếu chiều sâu, không định hướng rõ ràng. Kết quả doanh nghiệp không có kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn phát triển và mọi thứ được đánh giá dựa trên những nhận định cảm tính nên khó có được quyết định chính xác.

Thực trạng các DNNQD hiện nay hoạt động trong tình trạng thiếu thông tin hoặc các dữ liệu thu thập thiếu độ tin cậy. Nguyên nhân này xuất phát từ thực tế cơ sở hạ tầng thông tin và các vấn đề lưu trữ của các cơ quan quản lý và bản thân doanh nghiệp cũng chưa được chuẩn hoá. Các DNNVV không đủ tiền thuê các công ty nghiên cứu thị trường để có những dữ liệu cần thiết đủđộ tin cậy. Do vậy

phần lớn các chiến lược được xây dựng dựa trên những nhận định, suy đoán và đánh giá chủ quan của chủ doanh nghiệp và những sai lầm có thể tiềm ẩn trong những chiến lược, kế hoạch và quyết định của doanh nghiệp mà họ chưa đủ trình độđể nhận ra điều ấy. Vì vậy, các chương trình marketing đôi khi phản tác dụng, điển hình trong việc xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, các chương trình PR chưa thu hút và gây ấn tượng đối với khách hàng nên không mang lại hiệu quả cao.

Hoạt động marketing mang tính bề nổi, chủ yếu là thực hiện theo vụ việc và phong trào chứ chưa thật sự có chiến lược phát triển, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Các hình thức marketing đơn điệu, không được tiến hành khảo sát, nghiên cứu trước đó và thường thực hiện thiếu đồng bộ như việc tham gia triễn lãm, hội chợ, quảng cáo, khuyến mãi, các chương trình marketing,…Các chương trình được thực hiện khi chưa có sự chuẩn bị về thời gian và nghiên cứu trước mà chỉ do yêu cầu hay bị tác động bởi sức ép của thị trường, sự tụt giảm của doanh số và theo phong trào. Nguyên nhân khác, do xuất phát từ quy mô nhỏ với tư tưởng “hu x tthiên hương”nên chi phí dành cho marketing không được đề cập đến trong các kế hoạch chiến lược phát triển của doanh nghiệp, cho rằng quảng cáo chỉ tổ tốn tiền chứ không mang lại lợi ích rõ rệt vì doanh số bán chưa tăng lên sau khi quảng cáo nên chi phí dành cho quảng cáo rất ít. Mặt khác do doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực cũng như kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này nên khi quy mô trở nên phát triển và marketing trở thành là yêu cầu cần thiết thì các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong triển khai và xây dựng mà chỉ sửdụng hình thức marketing bậc thấp và cổđiển tức là sản xuất hàng hoá trước rồi làm marketing để bán hàng sau. Trong 4 chữ P marketing hỗn hợp thì các DNNVV chỉ thực hiện được 2 chữ P (Price- giá và Place-phân phối). Còn 2 chữ P còn lại là Production- Sản phẩm và Promotion-truyền thông, chiêu thị chưa được chuyên sâu và sử dụng đồng bộ.

¬ Hội nhập quốc tế buộc các DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường. Năng lực của các nhà quản lý DN là một trong

những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của DN. Doanh nhân ngày nay cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao hơn hẳn 5 năm trước; trong đó cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển thương hiệu, về chiến lược cạnh tranh. Sự yếu kém về thương hiệu cũng góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang.pdf (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)