Phân tích xu hướng thay đổi giá sau ngày GDKHQ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan điểm các CFO Việt Nam về hoạch định chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pdf (Trang 37 - 39)

Theo thống kê của chúng tôi, đa số các công ty tăng giá so với ngày 0 và có vẻ tỷ lệ chi trả cổ tức không ảnh hưởng đến sự thay đổi giá. Cụ thể xét sự thay đổi giá của ngày giao dịch không hưởng quyền đối với giá ngày 0:

Bảng 2.4: Thống kê số công ty biến động giá sau ngày GDKHQ qua các năm

(Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê)

Năm Số công ty tăng giá Số công ty giảm giá Tổng

ít hơn D bằng D nhiều hơn D

2006 43 5 2 10 60

2007 31 30 0 14 75

2008 46 19 0 7 72

2009 57 10 0 7 74

Năm Số công ty tăng giá Số công ty giảm giá Tổng

ít hơn D bằng D nhiều hơn D

2006 72% 8% 3% 17% 100%

2007 41% 40% 0% 19% 100%

2008 64% 26% 0% 10% 100%

2009 77% 14% 0% 9% 100%

Với cách tính toán sự thay đổi giá so với ngày 0 - ngày liền trước ngày GDKHQ, chúng ta dễ dàng nhận ra: nếu sự thay đổi giá lớn hơn 0, nghĩa là giá ngày GDKHQ (hoặc ngày 1, ngày 2) giảm ít hơn khoản cổ tức chi trả hoặc tăng giá so với ngày 0; nếu sự thay đổi giá này bằng hoặc nhỏ hơn 0, nghĩa là giá ngày GDKHQ giảm đúng bằng hoặc giảm một khoản nhiều hơn khoản chi trả cổ tức so với ngày 08. Kết quả Bảng 2.4 cho thấy dự đoán giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền sụt giảm đúng bằng khoản cổ tức được trả theo lý thuyết không

đúng với hầu hết các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam9.

      

8 Phần trăm thay đổi giá ởđây đã điều chỉnh qua cổ tức và tính theo phương pháp so sánh với ngày gốc, xem phụ lục 2-B

9Xem thêm hình 2-phụ lục 5, biểu thị sự thay đổi giá cổ phiếu so với trước GDKHQ cổ tức của các công ty qua các năm

*N/A: nhóm công ty có tỷ lệ chi trả không xác định do năm đó EPS âm

Hình 2.5: Các đường biểu diễn thay đổi giá tích lũy sau ngày GDKHQ

(Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê, xem bảng 2-phụ lục 4)

Từ Hình 2.5, chúng ta nhận thấy qua bốn năm 2006- 2009, tất cả các nhóm công ty chi trả cổ tức dù cao hay thấp thì giá cổ phiếu đều tăng mạnh kể từ ngày GDKHQ, trung bình là từ 4-6%. Điều này cho thấy rằng có thể nhà đầu tư không quan tâm quá nhiều vào việc cổ tức được chia sẽ làm mất đi một phần giá trị của công ty mà các cổđông đã lấy đi (cái mà những cổđông mới sở hữa cổ phiếu kể từ

ngày GDKHQ không có được). Bởi vì mức tăng giá 4% đến 6% là không nhỏ. • Riêng năm 2006, hầu như nhóm công ty chi trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ rất cao thì giá chỉ tăng mạnh (khoảng 4%) vào ngày thứ 1, 2. Nhưng sau đó lại giảm mạnh vào ngày 3, 4 và giá giảm còn -1% vào ngày thứ 6. Điều này có thể cho thấy, có lẽ

vào thời điểm thị trường đang tăng trưởng mạnh nhà đầu tư không tán dương hành

động chi trả cổ tức tiền mặt cao. Nhìn lại Hình 2.4, có thể giải thích cho việc giá sụt giảm mạnh đối với nhóm công ty chi trả cổ tức rất cao sau ngày GDKH, là do nhóm

công ty này đã tăng giá nhiều ngay sau khi công bố thông tin, cho nên đã sụt giá sau ngày GDKQ khi nhà đầu tư kịp nhận ra cổ tức cao không tốt trong giai đoạn này.

Năm 2007 thì ngược lại năm 2006. Chỉ có công ty chi trả cổ tức thật cao mới không bị giảm giá và sau ngày GDKHQ giá tăng mạnh đến khoảng 4,5% nhưng đến ngày thứ 6 thì giá có xu hướng đang giảm.

Năm 2008: các nhóm chi trả cổ tức khác nhau đều tăng khoảng 6% đến 8% sau ngày GDKHQ và giá ít thay đổi giá sau đó, riêng nhóm chi trả cao tăng rất điều

đặn qua 6 ngày từ 7,5% đến 12,7%.

Năm 2009: biến động khá ổn định các nhóm công ty đều tăng từ 4-6% kể từ

ngày GDKHQ và không thay đổi giá nhiều sau đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan điểm các CFO Việt Nam về hoạch định chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pdf (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)