Gắn kết ba quyết định đầu tư, tài trợ và cổ tức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan điểm các CFO Việt Nam về hoạch định chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pdf (Trang 81 - 83)

Hiện nay, các công ty niêm yết của Việt Nam được xác định hầu hết là đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong giai đoạn này, nhu cầu đối với sản phẩm của công ty tăng cao tạo nên sự tăng trưởng trong doanh thu, lợi nhuận và tài sản, rủi ro kinh doanh của công ty đã giảm nhưng còn cao trong suốt thời gian tăng trưởng nhanh nên nguồn tài trợ phải đảm bảo giữ mức độ rủi ro tài chính ở mức thấp, tiếp tục sử dụng nguồn vốn cổ phần. Công ty nên tiến hành các hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, hay chia nhỏ cổ phần. Nhưng một điều nghịch lý là

ở thị trường Việt Nam đa số các công ty đều ưa thích chi trả cổ tức tiền mặt và tỷ lệ

chi trả là rất cao.

Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ còn ít ý nghĩa vì có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thời gian tới. Việc chia cổ

tức này, nếu khiến cho doanh nghiệp từ bỏ hoạt động đầu tư vào các dự án có giá trị

hiện tại ròng (NPV) dương thì việc đó sẽ làm giảm tiềm năng tăng trưởng của công ty và theo đó giảm giá trị cổ phiếu. Hoặc nếu như các doanh nghiệp này vẫn muốn theo đuổi các dự án đó thì sẽ phải tìm đến các nguồn vốn vay bên ngoài có chi phí cao hơn. Trong điều kiện thị trường tài chính bất ổn, không dễ việc huy động vốn ngắn và trung hạn như hiện nay, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Việc chia cổ tức cao của các doanh nghiệp phải xuất phát từ kết quả hoạt

động kinh doanh hiệu quả cũng như bản chất ngành nghề của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp chỉ nên chia sẻ thành công với cổ đông qua việc trả cổ tức khi có lợi nhuận trong năm cao, đòn bẩy tài chính ở mức an toàn, dòng tiền tự do ổn định. Việc chuyển từ trả cổ tức toàn bộ bằng tiền mặt sang trả một phần bằng cổ phiếu là rất phù hợp trong thời điểm này. Vì việc chia cổ tức bằng cổ phiếu còn hỗ trợ cổ đông tránh thuế thu nhập cổ tức.

Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ có thể ghi nhận lãi nếu bán khoản đầu tư khi nhận cổ tức cổ phiếu. Nên nếu muốn giữ chân nhà đầu tư tổ chức, cách trả cổ tức bằng cổ

phiếu về lâu dài sẽ không ổn. Trong khi đó, chỉ cần thêm một bút toán là trả cổ tức bằng tiền, rồi phát hành số cổ phiếu mới đúng bằng tỷ lệ chi trả cổ tức thì công ty

không phải chi tiền ra nên nhà đầu tư được hoàn trả tiền tạm thu thuế thu nhập cá nhân tính trên phần cổ tức, và cổ đông tổ chức vẫn được ghi nhận lợi nhuận từ đầu tư tài chính từ số tiền trên. Đây là phương pháp mà một số công ty đã làm gần đây.

Hơn nữa, không phải vì thế mà công ty lạm dụng việc chia cổ tức cổ phiếu, vì khi công ty giữ lại quá nhiều lợi nhuận cũng phát ra tín hiệu không tốt khi điều

đó làm phát sinh chi phí đại diện hay mang lại suy nghĩ công ty bế tắc trong tăng trưởng. Vì thế công ty không nên cắt giảm cổ tức tiền mặt mà nên duy trì chính sách cổ tức ổn định trong dài hạn, an toàn, có tỷ lệ hợp lý sao cho vừa thoả mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập đều đặn của cổ đông vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủđể tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình thường nhằm duy trì sự

tăng trưởng bền vững của công ty. Tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức đột ngột. Nếu vì một lý do nào đó buộc phải cắt giảm cổ tức, thì công ty cần phải cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư biết về chương trình đầu tư sắp tới.

4.2.2.3 Cân nhắc các yếu tố nội tại trong công ty khi ra quyết định cổ tức

Trong phần 2.3.1, chúng tôi đã kiểm định các nhân tố vi mô tác động đến chính sách cổ tức bao gồm: P/B, Tiền mặt/ lợi nhuận chưa phân phối tích lũy, Nợ/ Vốn cổ phần, Cấu trúc quyền sở hữu, RE/BE, ROA, Tổng tài sản. Sau khi chạy hồi quy, ta thấy rằng ở thị trường Việt Nam, các nhà quản lý chi trả cổ tức một cách tuỳ

ý, không dựa vào các yếu tố nội tại của công ty ngoại trừ tỷ số RE/BE là có ảnh hưởng khi có tương quan phủđịnh với tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức ý nghĩa 5% qua các năm.

Như vậy, lời khuyên cho các nhà quản lý khi ra quyết định cổ tức là nên quan tâm đến ảnh hưởng của các nhân tố như sau:

Bảng 4.1 Thống kê các nhân tố tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức

Yếu tố Biến động Mức cổ tức

Cơ hội tăng trưởng Càng nhiều Càng thấp Khả năng thanh toán Càng lớn Càng cao Khả năng tiếp cận thị trường vốn Càng nhiều Càng cao Tỷ lệ nợ Quá cao Thấp

Các điều khoản hạn chế Càng nhiều Càng thấp Khả năng sinh lợi Càng cao Càng cao

Tính ổn định của thu nhập Càng ổn định Càng cao Vòng đời doanh nghiệp (RE/BE) Càng cao Càng thấp

Quy mô doanh nghiệp Càng lớn Càng cao Tín hiệu thông tin từ cổ tức Càng nhiều Càng cao Sở hữu của cổđông nội bộ Càng cao Càng thấp

Sở hữu cổđông cá nhân Càng cao Càng cao Sở hữu của nhà nước Càng cao Càng cao

(Nguồn: Kết quả chương 2 và 3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan điểm các CFO Việt Nam về hoạch định chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pdf (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)