Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn: vay nợ, phát hành thêm cổ phiếu mới, hoặc sử dụng lợi nhuận giữ lại. Một công ty càng có nhiều nguồn tài trợ và khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt thì càng có thể chi trả nhiều cổ tức tiền mặt và ngược lại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dường như khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn không ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp, chính xác hơn là không tác động trong giai
đoạn 2006 – 2009.
Kết quả kiểm định hồi quy tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình theo % thay đổi chỉ
số VN-Index (X1) và Lãi suất cơ bản trung bình (X4) (tính theo phương pháp bình quân có trọng số theo thời gian qua các lần thay đổi lãi suất của Ngân hàng nhà nước) tương ứng qua các năm 2006 – 2009 cho thấy P-value của X1 là 0,1445, của X2 là 0,143421.
Với mức ý nghĩa 5% thì ta có thể kết luận % thay đổi VN-index và Lãi suất cơ bản trung bình qua các năm không ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Hay có thể
nói khả năng tiếp cận thị trường vốn dường như không có tác động đối với chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ kết quả thống kê trên HOSE của chúng tôi đã rút ra kết luận sau đây. Thứ
nhất, kết quả tổng hợp thống kê tình hình chia cổ tức của tất cả các doanh nghiệp trên sàn HOSE trước năm 2011, cho thấy rằng các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam đã sử dụng qua các hình thức chi trả cổ tức như là chi trả cổ tức tiền mặt, chia cổ phiếu thưởng, mua lại cổ phần. Nhưng hình thức được các công ty ưa thích nhất vẫn là cổ tức tiền mặt kể cả trong những thời điểm kinh tế khó khăn hay trong giai
đoạn tăng trưởng mạnh. Thứ hai, kết quả nghiên cứu thống kê dựa trên mẫu 88 doanh nghiệp trên HOSE thực hiện chi trả cổ tức trong 4 năm 2006-2009, cho thấy hầu như nhà đầu tư thường có phản ứng tích cực sau khi công ty công bố chi trả cổ
tức tiền mặt. Nếu không tính đến năm 2008 thì mức chi trả cổ tức càng cao càng
được hoan nghênh và ngược lại chi trả cổ tức thấp không được tán đồng từ các nhà
đầu tư.
Ngoài ra, kết quả kiểm định các nhân tốảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ
tức, chúng tôi đã thực hiện hai hình thức nghiên cứu là chạy mô hình hồi quy kiểm
định và phân tích định tính cho các nhân tố vi, vĩ mô. Kết quả cho thấy hầu như các nhân tố vi mô là không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Trừ nhân tố cấu trúc sở hữu và triển vọng tăng trưởng. Kết quả trong bài này ủng hộ quan điểm vòng đời của doanh nghiệp, công ty càng có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai càng chia cổ tức thấp. Nhưng về cấu trúc sở hữu, trên thị trường Việt Nam sở
hữu nhà nước càng cao thì tỷ lệ chi trả càng cao. Trong các nhân tố vĩ mô thì có hai nhân tố lạm phát và thuế ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức, riêng lạm phát là tác
động ngược với lý thuyết, lạm phát càng cao thì tỷ lệ chi trả càng cao. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và khả năng tiếp cận thì trường vốn thì không ảnh hưởng gì đến tỷ lệ
chi trả cổ tức. Kết quả này cho thấy sự mong muốn của cổđông luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu khi quyết định chính sách cổ tức, và vì thế mà các nhà quản lý làm lơ
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CÁC CFO VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC