0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Sau ngày công bố

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CÁC CFO VIỆT NAM VỀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP.PDF (Trang 40 -41 )

Bảng 2.5: So sánh khả năng sinh lời của các nhóm cổ phiếu chia cổ tức với TSSL tương ứng của thị trường sau NCB

Năm 2006 Năm 2007 Nhóm TSSL c phiếu TSSL thị trường Chênh lệch TSSL cổ phiếu TSSL thị trường Chênh lệch TLCT rất cao 10,79% 4,48% 6,31% 5,41% -7,43% 12,84% TLCT cao 3,1% 4,69% -1,56% 1,1% -9,22% 10,31% TLCT trung bình 8,5% 4,59% 3,92% -2,2% -5,30% 3,09% TLCT thấp 6,8% 4,41% 2,36% -1,5% 0,32% -1,85% Năm 2008 Năm 2009 TLCT rất cao 4,8% 0,54% 4,22% 8,25% 0,07% 8,18% TLCT cao 8,26% 2,42% 5,85% 6,41% -0,69% 7,10% TLCT trung bình 8,1% -0,60% 8,71% 5,07% -1,24% 6,30% TLCT thấp 8,2% -1,02% 9,26% 4,83% -1,91% 6,74% N/A* 7,5% -7,49% 14,98%

(Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê và tính toán)

Từ kết quả Bảng 2.5, những công ty thực hiện chi trả cổ tức đa số là đem lại tỷ suất sinh lời cao hơn so với trung bình thị trường. Và nếu bỏ qua năm 2008, gần như nhóm công ty nào chi trả cổ tức càng cao thì tỷ suất sinh lợi càng cao hơn so với bình quân thị trường.

Riêng năm 2006, chỉ có nhóm chi trả cổ tức cao là có TSSL trung bình tích lũy mà nhà đầu tư nhận được thấp hơn TSSL trung bình tích lũy của thị trường. Còn lại thì các công ty chi trảở nhóm cổ tức rất cao, trung bình và thấp đều cao hơn thị

trường. Và nhóm chi trả cổ tức càng cao thì có TSSL trung bình cao hơn thị trường càng nhiều (xem kết quảở cột thứ tư Bảng 2.5).

Năm 2007, cổ tức năm này sẽđược một số công ty chi trả trong năm 2007 và một số chi trảđầu năm 2008, đây là giai đoạn khá đặc biệt và nhạy cảm. Năm 2007 TSSL trung bình thị trường tăng cao, nhưng lại sụt mạnh vào đầu năm 2008, do đó từ kết quả Bảng 2.5 cột thứ 7 chúng ta thấy thị trường phản ứng khá mạnh với chính sách chi trả của các công ty. Nhóm công ty có tỷ lệ chi trả cao và rất cao thì có TSSL trung bình tích lũy cao hơn trung bình tích lũy của thị trường hơn 10%. Ngay

cả khi thị trường đang thua lỗ thì những nhà đầu tư sở hữu hai nhóm cổ phiếu này vẫn có lời. Tuy nhiên, công ty nào chia cổ tức ở mức trung bình trong lúc thị trường

đang sụt giá thì tình hình cũng đáng khả quan hơn khi sự sụt giá trung bình của nhóm công ty này vẫn ít hơn thị trường. Ngược lại khi công ty chi trả cổ tức thấp thì TSSL tích lũy của nó thấp hơn trung bình tích lũy của thị trường. Giai đoạn này, nhà đầu tư luôn hoan nghênh cổ tức càng cao càng tốt.

Năm 2008, dù cổ tức chi trả trong năm 2008 hay đầu năm 2009 thì thị trường

đều ảm đạm, thị trường chỉ bắt đầu vực dậy giai đoạn sau của năm 2009. Cho nên nhà đầu tư đánh giá khá cao nhóm công ty dù thua lỗ vẫn cố chi trả cổ tức (nhóm N/A) vì chênh lệch TSSL trung bình tích lũy của nhóm này so với trung bình tích lũy của thị trường là 14,45%. Còn những nhóm còn lại, cho dù thị trường đều tán dương hành động chi trả cổ tức của các công ty, nhưng càng chi trả cổ tức càng ít càng tốt. Điều này hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn này, khi nhà đầu tư xem trả cổ

tức là tín hiệu tốt thể hiện rằng công ty vẫn còn đang hoạt động bình thường, nhưng lợi nhuận cần nên giữ lại nhiều hơn để tái đầu tư, phục hồi sản xuất.

Năm 2009, nhóm công ty nào chi trả cổ tức đều có TSSL trung bình tích lũy cao hơn thị trường từ 6,74% - 8,18%, và nhóm chi trả cổ tức rất cao thì TSSL tích lũy sau NCB ở ngày thứ 8 là cao nhất. Nhưng nhìn chung là không có sự khác biệt quá lớn giữa việc chọn mức chi trả cổ tức bao nhiêu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CÁC CFO VIỆT NAM VỀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP.PDF (Trang 40 -41 )

×