Tình hình thanh toán thẻ ở nước ta trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa.doc (Trang 38 - 43)

7. Kết cấu nội dung

2.1. Tình hình thanh toán thẻ ở nước ta trong thời gian qua

Trong vài năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong năm 2007. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ. Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây khoảng 150- 300%/năm. Tính đến tháng 11/2007 lượng thẻ phát hành ra lưu thông là 8.282.793 thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và 3.500.000 thẻ của năm 2006. [29]

Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,48%). Được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1:

Bảng tỷ lệ các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành tính đến tháng 11/2007.

Loại thẻ Tỷ lệ

Thẻ ghi nợ nội địa 93.87%

Thẻ ghi nợ quốc tế 3.65%

Thẻ tín dụng quốc tế 2.48%

Tổng 100%

“Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thẻ 2007” [2]

TỶ LỆ CÁ C LOẠ I THẺ DO CÁC T Ổ CHỨC PHÁ T HÀNH THẺ TRONG N ƯỚ C PHÁ T HÀNH TÍNH ĐẾ N

THÁ NG 11/2007 Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ tín dụng quốc tế

Biểu đồ tỷ lệ các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành tính đến tháng 11/2007.

Qua biểu đồ cho thấy đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dư tiền gửi nhất định trong đó.

Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 30 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thương hiệu thẻ ghi nợ, 39% là các thương hiệu thẻ tín dụng và 2% là thương hiệu thẻ trả trước. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao kê, chi lương qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác. [23]

Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22.959 POS, so với 2.500 ATM và 14.000 POS của năm 2006. Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: [26]

- Công ty Smartlink có 25 thành viên, với 2.056 máy ATM (37%), 17.502 máy POS/EDC (59%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (41%);

- Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (15%), với 783 máy ATM (14%), 1682 máy POS/EDC (6%);

- Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM đạt 2654 máy (48%), máy POS/EDC đạt 10.548 máy (35%) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 35%).

Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2:

Thị phần thẻ và máy ATM, máy POS của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn tính đến tháng 11/2007.

Thị phần Smartlink

Liên minh thẻ

Đông Á Banknetvn

Số lượng thẻ phát hành 4,721,946 41% 1,766,053 15% 5,170,229 44%

ATM 2,056 37% 783 14% 2,654 48%

POS 17,502 59% 1,682 6% 10,548 35%

THỊ PHẦN THẺ CỦA 3 LIÊN MINH THẺ SMARLINK, ĐÔNG Á VÀ BANKNETVN

Banknetvn, 44% Liên minh thẻ Đông Á 15% Smartlink, 41%

THỊ P HÂ ̀N M A ́Y ATM CU ̉A 3 LIÊN M INH THẺ SM ARLINK, ĐÔ NG A ́ VA ̀ B ANKNETVN

Banknetvn, 48% Liên minh thẻ Đông Á, 14% Smartlink, 3 7%

Biểu đồ 2.2: Thị phần thẻ của3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn

THỊ PHẦN MÁY POS CỦA 3 LIÊN MINH THẺ SMARLINK , ĐÔNG Á VÀ BANKNETVN

Liên minh thẻ Đông Á, 6% Smartlink, 59% Banknetvn, 35%

Biểu đồ 2.4: Thị phần máy POS của3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn

Tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Để tăng cường hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ (bắt đầu đưa vào triển khai từ đầu năm 2008). Trong khuôn khổ đề án phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa.doc (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w