Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của VCB Biên Hòa trong năm

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa.doc (Trang 54)

7. Kết cấu nội dung

2.6.3,Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của VCB Biên Hòa trong năm

và 2008:

Bảng 2.8: Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của VCB Biên Hòa trong năm 2007 và 2008 ĐVT: đồng Loại thẻ 2007 2008 Chênh lệch 2008/2007 Mức độ Tỷ lệ % VISA 837,065,826 1,634,510,966 797,445,140 48.79 MASTER 71,945,760 166,623,578 94,677,818 56.82 AMEX 0 126,731,330 126,731,330 100

“Nguồn: Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ” [6]

Nhận xét:

Với tính năng “chi tiêu trước- trả tiền sau” của thẻ tín dụng và thanh toán thẻ là 1 dịch vụ trong nhiều dịch vụ của ngân hàng VCB Biên Hòa đã đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Trong năm 2007, năm đầu tiên thành lập chi nhánh, doanh số sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng đạt 909.011.586 đồng, trong đó: doanh số thẻ Visa là 837.065.826 đồng, Master đạt 71.945.760 đồng, Amex chưa có doanh số sử dụng.

Đến năm 2008, tổng doanh số sử dụng thẻ tín dụng đạt 1.927.865.874 đồng, chỉ qua 1 năm hoạt động, doanh số sử dụng của các loại thẻ gần như tăng hơn năm trước đến hơn 2 lần. Trong đó, doanh số thẻ Visa đạt 1.634.510.966 đồng, tăng 797.445.140 đồng so với năm 2007, chiếm tỷ lệ 48.79%; doanh số thẻ Master đạt 166.623.578 đồng, tăng 94.677.818 đồng so với năm 2007, chiếm tỷ lệ 56.82%; doanh số thẻ Amex đạt 126.731.330 đồng, tăng 100% so với năm 2007.

Tuy số lượng thẻ tín dụng phát hành chưa cao nhưng thực tế doanh số sử dụng thẻ tín dụng không ngừng tăng nhanh theo cấp số nhân. Vậy đây là số lượng khách hàng tiềm năng cần được chăm sóc và một nguồn khách hàng dồi dào chưa được khai thác tại các doanh nghiệp, công ty trong khu công nghiệp Biên Hòa 2. VCB Biên Hòa cần có chiến dịch khuếch trương sản phẩm thẻ tín dụng đầy tiện ích mang thương hiệu quốc tế cho các doanh nghiệp biết và sử dụng.

2.7. Công nghệ trong thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

2.7.1, Cổng thanh toán trực tuyến của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và OnePAY Việt Nam và OnePAY

Là nhà phân phối dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard, tháng 12/2006, OnePAY đã phối hợp với Vietcombank để triển khai cổng thanh toán trực tuyến chấp nhận 4 thương hiệu thẻ quốc tế thông dụng Visa, MasterCard, American Express, JCB và Vietcombank Connect 24, khách hàng có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với OnePAY. [12]

Dưới đây là một số tiện ích mang lại khi lựa chọn thanh toán trực tuyến:

- Thanh toán được mọi lúc: Chỉ với một chiếc máy tính kết nối Internet, người tiêu dùng có thể lựa chọn mua hàng bất cứ thời điểm nào sau khi tham khảo sản phẩm trên rất nhiều website. Mua hàng trên mạng mang lại nhiều sự lựa chọn và tiết kiệm thời gian hơn cách truyền thống.

- Sự thuận tiện: Cuộc sống ở thành phố ngày càng bận rộn và đông đúc, mua sắm ngay tại nhà với chiếc máy tính là một cách thư giãn, tránh khỏi tình trạng tắc đường hay xếp hàng trong siêu thị, giúp tiết kiệm công sức và chi phí đi lại.

- An toàn: Công nghệ cổng thanh toán do OnePAY cung cấp đạt tiêu chuẩn

quốc tế về bảo mật và được xác nhận bởi tổ chức chứng thực quốc tế VeriSign. Các thông tin cá nhân của khách hàng được bảo vệ an toàn khi nhập vào cổng thanh toán OnePAY.

- Dễ dàng: Chỉ với vài thao tác đơn giản, trong vài giây là bạn hoàn tất quá trình

- Một số website tham khảo:

• www.jestar.com: Hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam.

• www.travel.com.vn; www.ivivu.com, www.dulichtet.com: Website cung cấp các chương trình tour, khách sạn, vé máy bay.

• www.chodientu.com, www.25h.vn: Siêu thị trực tuyến cung cấp nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ.

• www.vnsupermark.com: Cung cấp thẻ game, hoa, quà tặng.

• www.gamecardsvn.com: Cung cấp thẻ chơi game online.

(Nguồn: OnePAY)

Đến hết năm 2008, cổng thanh toán OnePAY đã triển khai thành công cho 65 doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, siêu thị trực tuyến, dịch vụ viễn thông như Vietravel, Ivivu Tour, Chợ Điện Tử, 25h, FPT Data, FPT Online…

Tháng 1/2009, OnePAY và Vietcombank triển khai thành công cổng thanh toán nội địa, cho phép 3 triệu chủ thẻ Vietcombank Connect 24 có thể thực hiện mua bán và thanh toán trên các website đã kết nối với OnePAY.

Cổng thanh toán trực tuyến OnePAY cung cấp giải pháp 3D - Secure cho tất cả các website kết nối với OnePAY. Chủ thẻ đã tham gia giả pháp này có thể yên tâm khi mua sắm trên những website có những biểu tượng của Verified by Visa và Mastercard Secure Code.[12]

2.7.3, Lợi ích từ sự kết nối hệ thống thẻ Banknet – Smarlink

Thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải chạy tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được. Hạn chế này được khắc phục một phần sau khi bốn liên minh thẻ được thành lập, trong đó liên minh lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 17 ngân hàng khác.

Hiện nay, hai hệ thống thẻ Smartlink và Banknetvn hiện chiếm tới 70% số lượng máy ATM và 95% lượng thẻ thanh toán đã chính thức kết nối với nhau. Các khách hàng của hơn 40 ngân hàng trong hệ thống thẻ Smartlink và Banknetvn đã có thể liên thông, sử dụng chung hạ tầng mạng lưới ATM để rút tiền và thực hiện một số giao dịch như in sao kê giao dịch, kiểm tra số dư, sự liên kết như Smartlink và Banknetvn tạo thuận lợi cho người dùng và thúc đẩy việc sử dụng ATM ở Việt Nam.

Sự bùng nổ của mạng lưới hệ thống ATM trong những năm qua đã góp phần tác động đến doanh số sử dụng Thẻ nội địa của các ngân hàng tăng 300%/năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngành ngân hàng vì chứng tỏ dịch vụ thẻ đã đến gần hơn với người dân, bước đầu tạo cho họ thói quen sử dụng Thẻ.

Hiện nay, Vietcombank có hệ thống rất bảo mật, tất cả thông tin đều được bảo mật và có quy trình nghiêm ngặt. VietcomBank có nhiều tầng lớp hệ thống bảo mật để bảo vệ thông tin ngân hàng.

2.7.4, Ngân hàng đại lý và thanh toán bù trừ NNSS

Hội thẻ NHVN cũng đã tổ chức cuộc họp với các NH và nhất trí bầu Vietcombank đứng ra làm đầu mối thanh toán giữa các NHTM VN cho các giao dịch thẻ nội địa và quốc tế chi tiêu tại thị trường nội địa, trước mắt là thẻ Visa. Cơ chế thanh toán bù trừ trên đã được Thống đốc cho phép triển khai từ tháng 4/2006.

Bảng 2.9: So sánh hệ thống công nghệ ngân hàng cũ và mới:

Tiêu chí Hệ thống

công nghệ cũ

Hệ thống công nghệ mới Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu Thấp Cao

Mô hình xử lý tập trung Không đáp ứng Đáp ứng

Khối lượng giao dịch lớn Không đáp ứng Đáp ứng

Quản lý khách hàng quan hệ Không đáp ứng Đáp ứng

Giao dịch 24/24 Không đáp ứng Đáp ứng

Xử lý đa tệ và xử lý tỷ giá hàng ngày

cũng như giao dịch đa tệ Không đáp ứng Đáp ứng

Quyết đoán mọi thời điểm

Không đáp ứng (Chỉ có thể thực hiện vào

31/12)

Đáp ứng Đổi mới quy trình giao dịch, chữ ký điện

tử, chứng từ điện tử. Tăng năng suất Không đáp ứng Đáp ứng

Thẻ nhựa, hệ thống kết nối thẻ Chưa có Đáp ứng

Khả năng cung cấp không hạn chế số

lượng truy cập Không đáp ứng Đáp ứng

Tính tích lượng Thấp Cao

Backup, phục hồi dữ liệu Thấp Cao

Đồng bộ hoá hệ thống Không đáp ứng Đáp ứng

Cùng với sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, các phương tiện và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong đó các sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng không

ngừng được phát triển. Đến nay lượng thẻ ATM và thẻ phát hành ở nước ta ngày càng tăng cao một cách vượt bậc.

Bên cạnh hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, từ ngày 01/01/2003 hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cũng được đưa vào vận hành chính thức, thay đổi việc trao đổi trực tiếp chứng từ giấy. Do đó đã rút ngắn được thời gian chuyển tiền và đảm bảo độ chính xác an toàn cao.

Bảng 2.10: Số lượng ngân hàng có mặt trên mạng Internet

Tổng tài sản (triệu USD) Số ngân hàng Có mặt trên mạng

Ít hơn 100 5,912 5% Từ 100 đến 500 3,403 16% Từ 500 Đến 1000 418 34% Từ 1000 đến 3000 312 42% Từ 3000 đến 10000 132 52% Trên 10000 94 84%

“Nguồn: Tạp chí công nghệ ngân hàng, 29, 2008” [14]

Điểm mạnh Điểm yếu

• Tiết kiệm được chi phí

• Các giao dịch của ngân hàng được thực hiện nhanh chóng

• Phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi

• Tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới.

• Thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử phát triển

• Nguồn vốn lớn để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị.

• Chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước cần được hoàn thiện. • Vấn đề an ninh và bảo mật thông

tin vẫn còn yếu kém.

• Đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin.

Cơ hội Thách thức

• Giảm bớt sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.

• Tốc độ tăng trưởng dịch vụ thẻ ngân hàng (ATM) tiếp tục tăng.

• Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú hơn, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một quyết liệt hơn.

• Khi dịch vụ Ngân hàng điện tử phát triển cao, các ngân hàng sẽ không phải mở thêm nhiều chi nhánh giao dịch.

• Phải có chiến lược dài hạn và hết sức rõ rang nhằm cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngòai đang đầu tư vào Việt Nam.

• Làm cho dịch vụ ngân hàng điện tử trở nên phổ biến hơn đối với công chúng.

Đây là dịch vụ tin nhắn chủ động, cho phép khách hàng đã đăng ký sử dụng VCB SMS-B@nking của Vietcombank nhận được tin nhắn thông báo từ Vietcombank trong suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần (24x7) khi khách hàng giao dịch tại quầy, ATM hoặc sử dụng các dịch vụ Vietcombank Securities Online, VCB-Direct Billing … và chi tiêu các loại thẻ tín dụng (Visa, Amex, Master). [13]

Áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng điện thoại di động thuộc các mạng Vinaphone, Mobiphone, Viettel và đã đăng ký dịch vụ VCB SMS-B@nking của Vietcombank. Khách hàng chỉ phải trả cước phí dịch vụ 15.000 đồng/20 tin nhắn.

+ Tiền, có tin nhắn - Tiền, có tin nhắn

• Chỉ cần soạn VCB CD gửi 8770.

Một số mẫu tin cần thiết: ( 1.000 đồng/ 01 tin nhắn)

VCB SD : Xem số dư tài khoản mặc định

VCB GD : Xem 5 giao dịch gần nhất

VCB HM : Xem hạn mức chi tiêu thẻ tín dụng

VCB TG : Xem tỷ giá 5 loại ngoại tệ

VCB LS : Xem lãi suất tiền gửi tiết kiệm

VCB PGD : Xem địa chỉ phòng giao dịch

VCB ATM : Xem địa chỉ đặt máy ATM

VCB HELP : Xem hướng dẫn sử dụng chung

• Đã có hệ thống kỹ thuật đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

• Có kinh nghiệm về dịch vụ thẻ. Là ngân hàng đầu tiên áp dụng dịch vụ thương mại điện tử sử dụng thẻ thanh toán.

• Tham gia các chương trình bảo vệ Đơn vị chứng nhận thẻ và chủ thẻ.

• Có các đối tác kinh nghiệm về thương mại điện tử ( E-commerce): ONEPAY, MIGS…

• Có các cổng thanh toán nội địa và quốc tế: đảm bảo thanh toán trực tuyến bằng các thẻ quốc tế và nội địa cho các dịch vụ thanh toán điện tử như:

•Recurring Payment

•Internet Bill Payment

•Mobile Bill Payment

•POS Bill Payment

•…….

• Hiện nay đã có một số đơn vị kinh doanh phối hợp với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam :

•Pacific Airlines:

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Pacific Airlines thực hiện việc thí nghiệm bán vé qua mạng từ 14/02/2007.

Chính thức áp dụng đại trà từ giữa tháng 03/2007 và doanh số bán vé qua mạng của Pacific Airlines tăng nhanh đạt hơn 60 tỷ đồng ( số liệu ngày 15/08/2007 ).

•Vietravel:

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Vietravel đã thử nghiệm thành công, hai bên đang trong quá trình hoàn tất hợp đồng để triển khai chính thức.

Sự thành công của Pacific Airlines đã thúc đẩy các đồi tác khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau áp dụng hình thức bán hàng hóa/ dịch vụ qua mạng.

Hiện nay Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đang cùng một số đối tác đàm phán như:

• Du lịch đường mòn Đông Dương.

• Exotissimo.

• Một số khách sạn/ Resort lớn.

• Các công ty lữ hành khác.

2.8. Hoạt động Marketing hiện tại của VCB Biên Hòa2.8.1, Khuyến mãi thẻ mới sử dụng lần đầu 2.8.1, Khuyến mãi thẻ mới sử dụng lần đầu

Thông thường hình thức khuyến mãi dành cho thẻ mới sử dụng lần đầu của các Ngân hàng nói chung và của Vietcombank Biên Hòa nói riêng là miễn phí phát hành để thu hút khách hàng.

Đây là hình thức thu hút khách hàng đơn giản mà các ngân hàng thường làm, nhưng về mặt kinh tế lâu dài với thị phần khách hàng đã định sẵn, khi phát hành thẻ miễn phí sẽ làm tăng một tỷ lệ “ thẻ chết” đáng kể đối với những khách hàng có sở thích sưu tầm thẻ, làm giảm hiệu quả kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng.

2.8.2, Ưu đãi cho Doanh nghiệp bằng chiết khấu, giảm trừ

Doanh nghiệp mở thẻ cho công nhân với số lượng lớn và tập trung sẽ được Vietcombank Biên Hòa chiết khấu, giảm trừ phí phát hành thẻ lần đầu sử dụng.

2.9. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ

Nghiên cứu về đề tài: “ Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa”, để đề tài nghiên cứu thực sự có ý nghĩa trong tình hình nóng bỏng của thị - trường - thanh - toán – không – dùng – tiền mặt và sự cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần thẻ thanh toán của các ngân hàng hiện nay; để sát thực với thực tế và đạt hiệu quả cao, em đã thực hiện một cuộc khảo sát nhằm thăm dò ý kiến khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Biên Hòa 2, phường Long Bình, tỉnh Đồng Nai. Nội dung phiếu khảo sát có nêu ra một số vấn đề thiết thực về dịch vụ thẻ Vietcombank hiện nay và qua đó nắm bắt được tâm lý, nguyện vọng và phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ thẻ Vietcombank, để từ đó nhận định một cách rõ ràng mặt được và chưa được trong thanh toán thẻ tại chính chi nhánh Vietcombank Biên Hòa. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ để Ngân hàng hoạt động thẻ tốt hơn và nắm giữ thị phần nhiều hơn.

2.9.1, Mô tả cuộc điều tra

• Địa bàn khảo sát: khu công nghiệp Biên Hòa 2, phường Long Bình, Tỉnh Đồng Nai.

• Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp, công ty thuộc khu công nghiệp Biên Hòa 2.

• Số đơn vị điều tra dự kiến: 100

• Số đơn vị điều tra thực tế: 90

• Số phiếu điều tra thu về: 78

• Thời gian điều tra:từ 23/02/2009 đến 23/03/2009

• Phương thức điều tra:

- Phỏng vấn trực tiếp: 40 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 51%) - Gửi thư: 18 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 23%)

- Fax: 20 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 26%)

2.9.2, Biểu đồ xử lý số liệu điểu tra

Dựa trên số phiếu thăm dò thu về và các câu trả lời của khách hàng, từ đó sử dụng cách thức giải quyết:

• Sử dụng công cụ tính toán Excel

• Sử dụng phần mềm sử lý số liệu điều tra SPSS 15.0

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa.doc (Trang 54)