Không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng:

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa.pdf (Trang 52 - 53)

5. Nội dung nghiê nc ứu:

2.4.1.4Không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng:

Ví dụ 4: Công ty Hiệp Thành Phát yêu cầu VPBankphát hànhthư tín dụng trả ngay trị giá USD25,000 cho người bán ở Hàn Quốc, mặt hàng hóa chất Soda Ash, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Bởi vì mô tả hàng hóa trong hợp đồng nhiều hơn số ký tự thể hiện trong vùng mô tả hàng hóa của SWIFT nên phần mô tả hàng hóa được ghi trong thư tín dụng là: “Mô tả hàng hóa theo chi

tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx”. Khi nhận được chứng từ của ngân hàng xuất trình, VPBank kiểm tra, xác định chứng từ phù hợp với thư tín dụng. Kế đó, VPBank thông báo tình trạng chứng từcho khách hàngvà đề nghị nộp tiền đểnhận chứng từ. Sau khi khách hàng nộp tiền và nhận chứng từ, VPBank tiến hành thanh toán cho ngân hàng của người bán. Tuy nhiên, hai ngày sau khi thanh toán, khách hàng thông báo với VPBank hàng hóa nhận được lại khác với hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng đề nghị VPBank ngưng lại việc thanh toán. VPBanktiến hành kiểm tra lại phần hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán thì phát hiện trên hóa đơn thương mại ngoài dòng “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx

ngày xxx” phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng, các loại hàng hóa được giao khác với hợp đồng. Vì vậy, VPBank giải thích với khách hàng việc thanh toán căn cứ theo điều 4, 5 và 14 UCP600 là phù hợp với tập quán quốc tế. “Ngân hàng chỉgiao dịch bằng chứng từ chứ không phải hàng hóa. Thư tín dụng độc lập với hợp đồng ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng như vậy”. VPBank đã thanh toán căn cứ dựa trên bề mặt chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng nên không có căn cứ để yêu cầu ngân hàng xuất trình trả lại tiền. Tuy nhiên, VPBank tư vấn cho khách hàng trong trường hợp này nên khiếu nại với người bán vềviệc giao hàng không đúng hợp đồng. Nếu hai bên khôngđạt đượcthỏa thuận thì khách hàng nên khởi kiện ra tòađể yêu cầu người bán thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng.

Nguyên nhân: Tại thời điểm giao hàng, giá cả lô hàng giao cho công ty Hiệp Thành Phát tăng. Do đó, nếu người bán giao hàng theo đúng hợp đồng sẽ bị thua lỗ.

Kết quả: Sau khi hai bên người mua và người bán thương lượng. Người bán đồng ý

giảm giá 5% trị giá lô hàng và sẽ được cấn trừ lại tronglô hàng kế tiếp

Lời bình:

Về nguyên tắc người mua không được can thiệp vào quá trình thanh toán của VPBank cho ngân hàng của người bán. Bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của VPBank và trái thông lệ quốc tế UCP600. Tuy nhiên, nếu VPBank chỉ căn cứ vào quy tắc UCP600 để bảo vệ quyền lợi của mình mà không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng thì rủi ro VPBank bị mất khách hàng là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa.pdf (Trang 52 - 53)