Khách hàng khiếu kiện tình trạng bộ chứng từ:

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa.pdf (Trang 48)

5. Nội dung nghiê nc ứu:

2.4.1.2Khách hàng khiếu kiện tình trạng bộ chứng từ:

Ví dụ 2: Công ty Môi trường xanh yêu cầu VPBankphát hànhthư tín dụngtrả ngay trị giá EUR40,000 mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và xác định chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Môi trường xanh nộp tiền để nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty Môi trường xanh làm thủ tục nhận hàng thì Hải Quan từ chối cho công ty Môi trường xanh nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Côngty Môi trường xanh đã đề nghị VPBank giải thích “VPBank thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty không được nhận hàng?”. VPBank cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681 không có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên không chịu trách nhiệm về việc công ty không nhận được hàng. Tuy nhiên, để công

ty Môi trường xanh có thể nhận hàng, VPBank đã gởi điện cho ngân hàng người bán ở Ý đề nghị gởi lạibộ giấy chứng nhận xuất xứ khác và VPBank sẽ gởi trả lại bộgiấy chứng nhận xuất xứcũvì không thể làm thủ tục Hải Quan. Mười ngày sau VPBank mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty Môi trường xanhđi nhận hàng.

Nguyên nhân: UCP vẫn chỉ là tập quán quốc tế và không thể vượt lên trên luật quốc gia. Bởi vì theo công văn 1690 hướng dẫncủa Tổng cục Hải Quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. VPBank không có thông tin Tổng cục Hải Quan có công văn quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay.

Kết quả: Công ty Môi trường xanh nhận hàng chậm 15 ngày so với kế hoạch sản xuất. VPBank tốn chi phí gởi trả lại giấy chứng nhận xuất xứ cho ngân hàng xuất trình và có thêm bài học kinh nghiệm bộ chứng từ được lập phù hợp với thư tín dụng nhưng chưa chắn đã phù hợp với luật trong nước.

Lời bình:

Khi phát hành thư tín dụng, VPBank chỉ căn cứ vào hợp đồng của khách hàng ở phần chứng từ xuất trình quy định “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản”. Kế đó, khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, VPBankđã xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ căn cứ theo quy định của UCP600 và ISBP681. Hơn nữa, đối với việc Hải Quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay, VPBank hoàn toàn ở thế bị động vì VPBank không thể nào biết đượcTổng cục Hải Quan ban hành văn bản như vậy. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra, khách hàng đánh giá không tốt về trìnhđộ nghiệp vụ của VPBank. Do đó, nếu ngay từ khi phát hành thư tín dụng VPBank thểhiện điều khoản “giấy chứng nhận xuất xứ xuất trình 3 bản được đánh máy và do cơ quan xxx phát hành” thì rủi ro này đã không xảy ra. Tuy nhiên, sau khi rủi ro này xảy ra, VPBank có thêm được bài học kinh nghiệm làm thanh toán quốc tế không chỉ nắm

bắt cáctập quán quốc tế và trong nước liên quan đến thanh toán mà còn phải biết và nắm rõ các quyđịnh của Hải Quan.

2.4.1.3 Bất đồng quan điểmchứng từbất hợp lệ giữa các ngân hàng:

Ví dụ 3: Chi nhánh công ty Hùng Hưng tại quận 7 yêu cầu VPBankphát hànhthư tín dụng trị giá USD850,000 để nhập gỗ sao, điều kiện giao hàng CFR HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Chi Nhánh công ty Hùng Hưng đã mua bảo hiểm cho lô hàng. Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng BNP Paribas, Singapore, người bán tiến hàng giao hàng và lập chứng từ đòi tiền. Khi nhận bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và phát hiện cácsai biệt sau:

- Hối phiếu lập trước ngày giao hàng dựa trên nguyên tắc là phải giao hàng xong rồi mới được lập hối phiếu đòi tiền.

- Hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ lập tên người mua là Công ty TNHH Hùng Hưng (thiếu chữ chi nhánh) căn cứ điều 14a UCP600 kiểm tra trên bề mặt chứng từ. Mặt khác, Công ty TNHH Hùng Hưng cũng có giao dịch thanh toán quốc tế với VPBank nhưng địa chỉ công ty này ở Nghệ An.

VPBank đã thông báo tình trạng chứng từ cho khách hàng và chờ ý kiến phản hồi. Kế đó, chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng thông báo VPBank thời gian 5 ngày làm việc quá ngắn để thanh toán một số tiền lớn như vậy. Do đó, đề nghị VPBank thông báo từ chối chứng từ, 10 ngàysau chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưngmới có thể thanh toán. Vì vậy, VPBank đã gởi điện thông báo những sai biệt trên cho ngân hàng BNP Paribas, Singpore. Tuy nhiên, ngân hàng BNP Paribas, Singapore từ chối những sai biệt này dựa trên căn cứ sau:

- Điều 14i UCP600quy định “Một chứng từ có thể ghi ngày phát hành trước ngày phát hành tín dụng nhưng không được ghi sau ngày xuất trình chứng từ”.

- Theo luật của Singapore thì công ty mẹcó trách nhiệm trả tiềncho chi nhánh nên chứng từ có hay không thể hiện “chi nhánh” vẫn hợp lệ vì chứng từ đã thể hiện đúng địa chỉ người yêu cầu phát hành thư tín dụng.

Ngoài ra, BNP Paribas còn gọi điện qua gặp trực tiếp trưởng phòng thanh toán quốc tế của VPBank để tranh luận các sai biệt trên. Cuối cùng, VPBank chỉ đồng ý việc phủ nhận bất hợp lệ của hối phiếu.

Nguyên nhân:

- Chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng chưa làm thủ tục vay vốn kịp do tài sản thế chấp chưa làm xong thủ tục công chứng và thẩm định theo yêu cầu của VPBank. - VPBank cho rằng mình đã hành động đúng theo điều 14a UCP600 để xác định chứng từ có sai biệt. Đối với ngân hàng BNP Paribas, Singapore thì lại cho rằng mình làmđúng theo luật Singapore nên cảhai bênđều bảo lưuý kiến của mình.

Kết quả: 10 ngày sau chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng nộp tiền để thanh toán thư tín dụng trên.

Lời bình:

Công ty TNHH Hùng Hưng và chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng đều do một ông chủ điều hành. Người bán ở Singapore biết rõ điều này nên nghĩ rằng chứng từ để tên công ty có thể hiện “chi nhánh” hay không cũng sẽ được thanh toán. Đối với VPBank mặc dù biết 2 công ty này do một người chủ điều hành nhưng để bảo vệ uy tín của mình và quyền lợi khách hàng nên đã bắt sai biệt để kéo dài thời hạn thanh toán thành 10 ngày. Tuy nhiên, nếu VPBank bắt sai biệt chứng từ mà ngân hàng xuất trình có lý do để phản biện thì VPBank sẽ gặp rủi ro phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn quy định của UCP600 trong khi người mua chưa có tiền để thanh toán.

2.4.1.4 Không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng:

Ví dụ 4: Công ty Hiệp Thành Phát yêu cầu VPBankphát hànhthư tín dụng trả ngay trị giá USD25,000 cho người bán ở Hàn Quốc, mặt hàng hóa chất Soda Ash, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Bởi vì mô tả hàng hóa trong hợp đồng nhiều hơn số ký tự thể hiện trong vùng mô tả hàng hóa của SWIFT nên phần mô tả hàng hóa được ghi trong thư tín dụng là: “Mô tả hàng hóa theo chi

tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx”. Khi nhận được chứng từ của ngân hàng xuất trình, VPBank kiểm tra, xác định chứng từ phù hợp với thư tín dụng. Kế đó, VPBank thông báo tình trạng chứng từcho khách hàngvà đề nghị nộp tiền đểnhận chứng từ. Sau khi khách hàng nộp tiền và nhận chứng từ, VPBank tiến hành thanh toán cho ngân hàng của người bán. Tuy nhiên, hai ngày sau khi thanh toán, khách hàng thông báo với VPBank hàng hóa nhận được lại khác với hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng đề nghị VPBank ngưng lại việc thanh toán. VPBanktiến hành kiểm tra lại phần hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán thì phát hiện trên hóa đơn thương mại ngoài dòng “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx

ngày xxx” phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng, các loại hàng hóa được giao khác với hợp đồng. Vì vậy, VPBank giải thích với khách hàng việc thanh toán căn cứ theo điều 4, 5 và 14 UCP600 là phù hợp với tập quán quốc tế. “Ngân hàng chỉgiao dịch bằng chứng từ chứ không phải hàng hóa. Thư tín dụng độc lập với hợp đồng ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng như vậy”. VPBank đã thanh toán căn cứ dựa trên bề mặt chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng nên không có căn cứ để yêu cầu ngân hàng xuất trình trả lại tiền. Tuy nhiên, VPBank tư vấn cho khách hàng trong trường hợp này nên khiếu nại với người bán vềviệc giao hàng không đúng hợp đồng. Nếu hai bên khôngđạt đượcthỏa thuận thì khách hàng nên khởi kiện ra tòađể yêu cầu người bán thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng.

Nguyên nhân: Tại thời điểm giao hàng, giá cả lô hàng giao cho công ty Hiệp Thành Phát tăng. Do đó, nếu người bán giao hàng theo đúng hợp đồng sẽ bị thua lỗ.

Kết quả: Sau khi hai bên người mua và người bán thương lượng. Người bán đồng ý

giảm giá 5% trị giá lô hàng và sẽ được cấn trừ lại tronglô hàng kế tiếp

Lời bình:

Về nguyên tắc người mua không được can thiệp vào quá trình thanh toán của VPBank cho ngân hàng của người bán. Bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của VPBank và trái thông lệ quốc tế UCP600. Tuy nhiên, nếu VPBank chỉ căn cứ vào quy tắc UCP600 để bảo vệ quyền lợi của mình mà không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng thì rủi ro VPBank bị mất khách hàng là điều không thể tránh khỏi.

2.4.1.5 Phát hành thư tín dụng không đúng hợp đồng:

Ví dụ 5: Khách hàng Nguyên Khang yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng chuyển nhượng trả ngay trị giá USD20,000 với điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Sau khi VPBank phát hành thư tín dụng và thông báo cho ngân hàng của người bán thì nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo là người bán không thể thực hiện giao hàng. Kế đó, công ty Nguyên Khang khiếu nạiVPBank khách hàng của họ vẫn chưa nhận được thông báo thư tín dụng nên chưa thể giao hàng. Sau khi VPBank kiểm tra đơn đề nghị mở thư tín dụng và hợp đồng thì phát hiện sai tên người thụ hưởng. Bởi vì đây là hợp đồng ký tay ba nên người thụ hưởng trong thư tín dụng không phải là người bán ký kết hợp đồng và hợp đồng không thể hiện ngân hàng chuyển nhượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân: Đối với hợp đồng mua bán trực tiếp thì người bán cũng là người thụ hưởng thư tín dụng nhưng đối với hợp đồng mua bán qua tay ba thì người bán và người thụ hưởng thư tín dụng khác nhau. Đây là sơ sót của nhân viên VPBank chưa hiểu hợp đồng mua bán tayba nên đã hướng dẫn khách hàng mở thư tín dụng sai tên người thụ hưởng.

Kết quả: Khách hàng bổ sung thêm ngân hàng chuyển nhượng trong hợp đồng. VPBank phải sửa đổi thư tín dụng mà không được thu phí của khách hàng vìđây là lỗi của mình.

Lời bình:

Mặc dù VPBank đã phát hiện và sửa đổi thư tín dụng, tuy nhiên do đây là thư tín dụng không hủy ngang nên VPBank và người mua phải chờ sự đồng ý của ngân hàng người bán gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Nếu người bán không chấp nhận sửa đổi thư tín dụng thì VPBank phải chịu rủi ro nếu người mua từ chối nhận chứng từ và thanh toán. Kế đó, trình độ nghiệp vụ của VPBank sẽ không tạo được sự tin tưởng của khách hàng ảnh hưởng đến việc quan hệ lâu dài trong tương lai

2.4.1.6 Phát hành bảo lãnh nhận hàng:

Ví dụ 6: Công ty BCD yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD30,000 mặt hàng bột giấy, dung sai +/- 20%, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Hai tuần sau khi phát hành thư tín dụng, khách hàng điện thoại liên lạc VPBank đã có bộ chứng từ chưa vì hàng đã về tới cảng và khách hàng cần nhận hàng gấp. Bởi vì VPBank vẫn chưa nhận được bộ chứng từ nên tư vấn khách hàng làm đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng. VPBank sẽ phát hành bảo lãnh nhậnhàngđể công ty có thể nhận hàng trước khi có vận đơn đường biển. Sau đó, khách hàng đồng ý nộp USD30,000 để VPBank phát hành bảo lãnh nhận hàng. Tuy nhiên, khi nhận được bộ chứng từ và kiểm tra thì trị giá bộ chứng từ là USD33,000. Do đó, VPBank đã yêu cầu khách hàng nộp thêm số tiền chênh lệch USD3,000 để thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, khách hàng không đồng ý nộp thêm số tiền chênh lệch và lập luận rằng “đã nộp đủ tiền trị giá thư tín dụng và đề nghị phát hành bảo lãnh không cóđiều khoản nào yêu cầu phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch khi trị giá chứng từ lớn hơn trị giá bảo lãnh”.

Nguyên nhân: Đây là sơ sót của VPBank đã để khách hàng tự soạn thảo đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng và không dự đoán được trướcbất lợikhi mình phát hành thư bảo lãnh. Khách hàng chỉ quan tâm đến việc làm sao nhận được hàng, phần hậu quả còn lại để ngân hàng gánh.

Kết quả: VPBank phải bù thêmUSD3,000 để thanh toán cho người bán. Đây là bài học kinh nghiệm xương máu của VPBank. Sau đó, VPBank soạn thảo giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng có thêm điều khoản “trong trường hợp trị giá bộ chứng từ lớn hơn trị giá thư bảo lãnh, công ty chúng tôi có trách nhiệm thanh toán thêm phần chênh lệnh này” và “khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, công ty chúng tôi đồng ý tất cả các bất hợp lệ của bộ chứng từ”. Kế đó, khi phát hành bảo lãnh nhận hàng, ngoài giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của VPBank, khách hàng còn phải xuất trình thêm hóa đơn thương mại và vận đơn đường biển bản sao để VPBank căn cứ trên chứng từ này mà phát hành bảo lãnh nhận hàng đúng với trị giá của hóa đơn thương mại bản sao.

Lời bình:

Vì mối quan hệ với khách hàng và tin tưởng và thiện chí thanh toán của khách hàng, VPBank đã không xem xét kỹ những điều khoản trên đề nghị phát hành bảo lãnh có thể gây ra những ảnh hưởng gì bất lợi cho mình. Do đó, khi xảy ra rủi ro VPBank là người bị thiệt hại.

2.4.2 Đối với thư tín dụng xuất khẩu:

Tuy số lượng khách hàng giao dịch nghiệp vụ thư tín dụng xuất khẩu tại VPBank không nhiều như khách hàng giao dịch thư tín dụng nhập khẩu nhưng trong qua trình giao dịch vẫn có một số rủi ro nhất định. Kết quả khảo sát cho thấy có rất nhiềurủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch thư tín dụng xuất khẩu. Chi tiết các loại rủi ro và ý kiến trả lời được thể hiện trong bảng4ở dưới đây:

Bảng4: Rủi ro đối với thư tín dụngxuất khẩu (có 100/100 người trả lời câu hỏi)

STT Loại rủi ro Số

phiếu

Tỷ lệ (%) Khi thông báo thư tín dụng, sửa đổi

1 Sai sót của bưu điện, dịch vụ chuyển phát thư làm thất lạc thư tín dụng, sửa đổi gốc

25 25

2 Bị khách hàng khiếu kiện vì thông báo, chuyển tiếp chậm 35 35 3 Xác định tính xác thực của thư tín dụng, sửa đổi 40 40

Khi chiết khấu chứng từ có truy đòi /Đòi tiền ngân hàng phát hành

4 Không phát hiện hết sai sót của chứng từ nên ngân hàng phát hành từ chối thanh toán

15 15

5 Chiết khấu chứng từ bất hợp lệ 5 5

6 Chứng từ phù hợp với thư tín dụng nhưng ngân hàng phát hành trì hoãn thanh toán hoặc không thanh toán

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa.pdf (Trang 48)