Hạch tóan kế toán tiền gửi tiết kiệm 1 Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn.doc (Trang 31 - 37)

2.2.1.4.1. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ

Tài khoản sử dụng:

- 010.1011.00.100: tiền mặt tại đơn vị - 010.1031.xxx: ngoại tệ tại đơn vị.

- 010.4331.xxx: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ

- 010.4232.00.100: tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VNĐ

- 010.4232.00.200: tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng dưới 24 tháng bằng VNĐ - 010.4232.00.300: tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng bằng VNĐ.

- 010.4599.00.900: các khoản cho thanh toán khác.

- 010.4242.37.xxx: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ (USD) - 010.2221.00.xxx: cho vay cầm cố sổ tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ - 010.711.00.xxx: thu từ dịch vụ thanh toán bằng VNĐ

- 010.801.00.xxx: trả lãi tiền gửi bằng VNĐ

- 010.4913.00.xxx: lãi phải trả tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ.

Các tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng phù hợp khi có phát sinh. Tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng

Tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng trong quan hệ tiền gửi dân cư chỉ sử dụng tại Quỹ Tiết Kiệm để theo dõi số phát sinh, số dư chi tiết đến từng khách hàng theo từng sổ tiết kiệm hoặc kỳ phiếu tương ứng, phục vụ cho công tác sao kê thanh toán và chi trả cho khách hàng gồm 15 ký tự được qui định như sau

x x x x x x x x x x x x x x x

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

- 3 ký tự đầu là mã chi nhánh. - 2 ký tự sau là mã loại tiền.

- 6 ký tự tiếp theo là mã khách hàng.

- Ký tự thứ 12 là loại hình tiền gửi tiết kiệm. - 3 ký tự cuối là số thứ tự tăng của khách hàng.

Khi phát sinh giao dịch, kế toán tiết kiệm phải đăng ký tài khoản giao dịch của khách hàng phù hợp với tài khoản chi tiết tương ứng, cuối ngày giao dịch kế toán giao dịch phải lập bảng kê chi tiết giao dịch theo mã phân loại khách hàng theo từng loại kỳ hạn, từng thể thức của tiền gửi tiết kiệm. Tổng số phát sinh trên bảng kê phù hợp và khớp đúng với số liệu trên sổ nhật ký thu chi tại quỹ và số liệu trên tài khoản tương ứng

Phương pháp hạch toán.

 Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (VNĐ, USD)

Căn cứ giấy nộp tiền mặt, vàng hoặc bảng kê thu đã có chữ ký của thủ quỹ và dấu “đã thu tiền”, kế toán lập phiếu thu đồng thời hạch toán:

Nợ tài khoản tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ (1011, 1031) Có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (4331)

Sau đó kế toán in thông tin vào sổ tiết kiệm và phơi lưu, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp cho sổ tiết kiệm của mình, ngân hàng sẽ giữ phơi lưu và giấy đề nghị gửi tiền của khách hàng

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được tính lãi một lần vào ngày 25 hàng tháng và ngày rút hết số dư, lãi được nhập gốc nếu khách hàng không đến rút lãi.

Bút toán tiền lãi:

Nợ tài khoản chi phí lãi (801)

Có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (4331)

Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Thanh Long mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn với số tiền 20.000.000 VNĐ. Kế toán hạch toán như sau:

Nợ 101100.100 : 20.000.000 VNĐ

Có 4331.00.100.010000967354001: 20.000.000 VNĐ

 Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng gửi tiền sẽ được cấp 1 sổ tiết kiệm theo loại hình mà khách hàng đăng ký. Kế toán hạch toán:

Nợ tài khoản tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ (1011, 1031) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4332)

Ví dụ: Khách hàng Đỗ Văn Nam mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng với số tiền 20.000.000 VNĐ. Kế toán hạch toán:

Nợ 101100.100 : 20.000.000 VNĐ

Có 4332.00.300.010001015094001: 20.000.000 VNĐ

Hoặc gửi 1,500 USD, hạch toán như sau:

Nợ 1031.37.100 : 1,500 USD

Có 4242.37.300.010371015094001: 1,500 USD

Hoặc gửi 100 XAU (SJC), kế toán hạch toán:

Nợ 105101.100 : 100 XAU

Có 4344.01.300.010011015094001: 100 XAU

Cuối ngày, kế toán viên lập phiếu thu, tổng hợp tất cả các tài khoản tiền gửi tiết kiệm cùng loại tiền và cùng định kỳ được mở trong ngày:

- Nếu tiền gửi tiết kiệm là VNĐ: Nợ 101100.100

Có 433100.xxx Có 433200.100.xxx Có 433200.200.xxx

Có 433200.300.xxx

- Nếu tiền gửi tiết kiệm là ngoại tệ: Nợ 1031.xx.xxx

Có 4242.xxx

Gửi tiết kiệm bằng chuyển khoản khác:

 Chuyển tiền từ tài khoản GL sang tài khoản FD

Khách hàng chuyển tiền từ Ngân Hàng khác vào SCB: kế toán hạch toán vào tài khoản tạm treo, sau đó chuyển từ tài khoản tạm treo sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng

Nợ tài khoản GL (010.4640.00.002)

Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4332, 4331)

Nếu chuyển từ bù trừ, kế toán hạch toán:

Nợ tài khoản bù trừ (010.5012.00.001) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4331)

 Chuyển từ tài khoản DD (tài khoản tiền gửi thanh toán) sang tài khoản FD (tài khoản tiền gửi tiết kiệm)

Kế toán giao dịch lập 2 liên UNC, 2 liên phiếu chuyển khoản, đồng thời hạch toán vào tài khoản tạm treo, sau đó chuyển từ tài khoản tạm treo sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng

Nợ tài khoản DD (010.4599.00.900)

Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4332, 4331)

 Chuyển từ tài khoản DD1 sang tài khoản DD2

Lập lệnh chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm sang tài khoản tiền gửi thanh toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1)

Nợ tài khoản bù trừ (010.469000.014) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (DD1) (2)

Nợ tài khoản bù trừ (010.4690.00.014) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (DD2)

Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi:lãi được tính theo nhóm ngày gửi tiền.

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: lãi luôn nhập vốn

n

∑ Di * Ni i=1

Lãi = * lãi suất n

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lãnh lãi hàng tháng:

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lãnh lãi khi đáo hạn:

Nếu khách hàng rút vốn và lãi trước hạn thì lãi được tính theo lãi suất không kỳ hạn. Nếu khách hàng rút vốn và lãi sau kỳ hạn trong vòng 1 tháng:

Các trường hợp được tính lãi cho những ngày quá hạn:

- Nếu khách hàng chỉ rút lãi và gia hạn gốc thì sẽ được tính lãi cho những ngày quá hạn. - Nếu khách hàng đến rút vốn và lãi sau kỳ hạn hơn 1 tháng nhưng ít hơn 1 kỳ hạn mới.

- Nếu suốt định kỳ tiếp theo, khách hàng vẫn không đến rút lãi, rút vốn thì Ngân Hàng phải nhập lãi vào vốn để tính lãi kép cho khách hàng

+ Cách hạch toán:

 Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Lãi = số dư * lãi suất (của 1 tháng) n

∑ Di * Ni i=1

Lãi = n * lãi suất ∑ Ni

i=1

Lãi = số dư * lãi suất ( của 1 tháng ) * số tháng

Lãi = (vốn * lãi suất có kỳ hạn /1 tháng * số tháng) * lãi suất không kỳ hạn / 30 * số ngày quá hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khách hàng có thể rút 1 phần hoặc toàn bộ số tiền gửi, sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ phản ảnh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng.

Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (trả từng phần), kế toán sẽ ghi số tiền rút ra, lập phiếu chi đồng thời hạch toán:

Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011)

Khi khách hàng có nhu cầu tất toán sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, nếu ngày rút tiền trùng với ngày nhập lãi thì sẽ cộng số tiền gốc vào lãi và trả cho khách hàng, kế toán hạch toán lãi:

Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011)

Ngày rút tiền khác ngày nhập lãi thì hạch toán:

(1) ( số tiền lãi ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ tài khoản chi phí lãi (801)

Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) (2) ( tiền lãi + vốn )

Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011)

 Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Đối với tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi hàng tháng, nếu khách hàng không đến lãnh lãi thì Ngân Hàng sẽ tạm treo chờ trả, lãi không nhập gốc, đến ngày trả lãi, kế toán lập phiếu chi hạch toán:

Nợ tài khoản lãi dự chi (437) - nếu đã dự chi Hoặc Nợ tài khoản chi phí lãi (801) - nếu chưa dự chi Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011)

Đối với tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ, kế toán viên sẽ ghi sổ số tiền khách hàng rút ra đồng thời hạch toán:

Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4332) Nợ tài khoản lãi dự chi (437) - nếu đã dự chi

Hoặc Nợ tài khoản chi phí lãi (801) - nếu chưa dự chi Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011)

Nếu đến hạn khách hàng không rút lãi thì kế toán hạch toán lãi nhập vốn:

Nợ tài khoản chi phí lãi (801)

Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4332)

Ví dụ: kế toán nhập lãi 200.000 VNĐ vào vốn của khách hàng Nguyễn Quang Anh:

Nợ 801.00.330 : 200.000 VNĐ Có 4332.00.200.01000100413: 200.000 VNĐ

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn.doc (Trang 31 - 37)