NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
3.1. KIẾN CHUNG VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN NÓI RIÊNG.
SÀI GÒN NÓI RIÊNG.
Hội nhập sẽ đem đến cho ngân hàng nhiều cơ hội làm ăn mới, nhưng cũng đặt ra cho các ngân hàng vô vàn thách thức và khó khăn mà trong đó yếu tố vốn, công nghệ, nguồn nhân
lực là 3 trụ cột then chốt quyết định đến vận mệnh của từng ngân hàng. Muốn nâng cao 3 trụ cột trên, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài, tức từ các cổ đông chiến lược, bởi vì chúng ta đang vận động trong môi trường hội nhập toàn cầu, mọi sản phẩm, dịch vụ của NH tạo ra trong giai đoạn hiện nay chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hàm lượng tri thức cao.
Do những bất lợi về trình độ phát triển, khả năng hạn chế về nguồn vốn nên hoạt động của hệ thống NH trong nước dễ rơi vào thế yếu và chịu nhiều thua thiệt trong cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nước ngoài, đây có thể là thách thức lớn cho việc mở cửa mà các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải tính đến, để có bước đi phù hợp.
Huy động vốn đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng, mạng lưới rộng khắp đã tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư tiếp cận nghiệp vụ và dịch vụ NH. Theo tiến trình hiện đại NH, hầu hết các chi nhánh NH đều đang thực hiện quá trình đổi mới công nghệ với những mức độ khác nhau, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao tính tiện ích.
Số lượng khách hàng sử dụng các tiện ích, sản phẩm dịch vụ hiện đại còn chưa cao so với thực tế qui mô dân số trên địa bàn thành phố, sở dĩ như vậy vì thu nhập của người dân còn thấp, cùng với thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư, tác động ảnh hưởng đến quan hệ giao dịch trong ngân hàng, bằng việc mở tài khoản giao dịch cá nhân, sử dụng thẻ ngân hàng và các dịch vụ tiện ích khác.
Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng hội nhập, quá trình cơ cấu, cải cách chậm chạp, việc chuyển đổi sang các chuẩn mực quốc tế như chuẩn mực về kiểm toán, kế toán còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, niềm tin trong dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền chưa cao nên các khoản huy động trung và dài hạn còn hạn chế.
Dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu chưa tiện lợi, chưa hấp dẫn. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng công nghệ tin học như máy rút tiền tự động (ATM), Internet-banking, Home-banking, thanh toán online….đã được áp dụng, tuy nhiên các dịch vụ này còn rất mới mẻ, phần lớn mới chỉ dần lại ở mức độ tra cứu thông tin có liên quan đến số dư và hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu, tạo ra thu nhập cho các NHTM, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đại bộ phận cán bộ ngân hàng còn bất cập trong việc tiếp cận với công nghệ ngân hàng hiện đại; hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập
Đội ngũ cán bộ của NHTM cũng còn nhiều hạn chế về chuyên môn, trình độ, kiến thức về kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và trong môi trường mở cửa hội nhập, cơ cấu tổ chức nội bộ tại nhiều NHTM chưa hợp lý, ảnh hưởng đến công tác điều hành.
Nói riêng về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn thì chưa phát triển được thị trường khu vực 1, nhất là thành phần khách hàng tổ chức kinh tế, do lãi suất cho vay vẫn còn cao, họat động dịch vụ vẫn còn đơn điệu, chậm triển khai …
Mạng lưới hoạt động còn quá nhỏ hẹp, hoạt động dịch vụ, nhất là những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và dịch vụ đối ngoại vẫn chưa được triển khai, vì vậy, SCB rất khó giữ chân khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới
Mặc dù nguồn nhân lực của SCB đã được cải thiện hơn trước, nhưng vẫn còn thiếu những yếu tố cho việc phát triển nguồn nhân lực như: công tác đào tạo chưa bài bản, chính sách qui hoạch cán bộ chưa rõ ràng, chính sách lương và thu nhập còn dàn đều.