Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn.doc (Trang 37 - 39)

Khi khách hàng đến rút vốn và lãi, Ngân Hàng sẽ chi trả cho khách hàng bằng ngoại tệ khách hàng đã gửi (Ngân Hàng chỉ nhận gửi USD và EUR), Kế toán hạch toán:

Nợ tài khoản chi phí lãi (801)

Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (4242) Có tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031)

Nếu khách hàng yêu cầu lãnh bằng VNĐ thì Ngân Hàng sẽ đổi ngoại tệ ra VNĐ để trả cho khách hàng, kế toán hạch toán:

Nợ tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031)

Có tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh (4711) Đồng thời:

Nợ tài khoản thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (4712) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011)

Nợ tài khoản chi phí lãi (801)

Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (4242) Có tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031)

Khi chi trả lãi, Ngân Hàng sẽ trả lãi bằng USD chẵn, còn phần USD lẻ sẽ đổi sang VNĐ. Kế toán lập phiếu chi về việc chi trả cho các USD lẻ, rồi hạch toán như sau:

Nợ tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031)

Có tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh (4711) Đồng thời:

Nợ tài khoản thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (4712) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011)

Nợ tài khoản chi phí lãi (801) : phần USD chẵn. Có tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031): phần USD chẵn.

Ví dụ: Vào ngày 16/04/2006 khách hàng Hoàng Trúc Linh đến lãnh lãi tiết kiệm định kỳ 15.00 USD yêu cầu đổi ra VNĐ, kế toán hạch toán như sau:

Nợ 1031.37.100 : 15 USD Có 4711.37.100 : 15 USD đồng thời Nợ 4712.00.137 : 15 USD * 15,922 = 238,830 VNĐ Có 1011.00.100: 15 USD * 15,922 = 238,830 VNĐ Nợ 801.00.400 : 15 USD Có 1031.37.100: 15 USD

Cuối ngày, kế toán tổng hợp tất cả tài khoản tiền gửi tiết kiệm theo từng loại định kỳ. Trong trường hợp lãi nhập vốn, kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ 80100.xxx

Có 4242.100.xxx, 4242.200.xxx…….

Gửi thêm tiền vào tài khoản đã mở, khóa sổ tiết kiệm:

 Trường hợp khách hàng gửi thêm tiền vào tài khoản đã mở

- Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khách hàng có thể gửi thêm tiền vào bất cứ lúc nào.

- Đối với tiết kiệm có kỳ hạn: khách hàng có thể gửi thêm tiền vào ngày đáo hạn của món tiền gửi trước.

Khách hàng sẽ đìền thông tin vào giấy đề nghị gửi tiền và ký 2 mẫu chữ ký vào thẻ lưu, giao dịch viên (kế toán giao dịch) sẽ mở sổ mới cho khách hàng với số tiền mới là số dư trên sổ cũ cộng với số tiền khách hàng nộp thêm, đồng thời thu hồi sổ tiết kiệm cũ, đóng dấu tất toán

Cách hạch toán giống như trường hợp mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

 Trường hợp khách hàng muốn chuyển tiền từ loại tiết kiệm này sang loại tiết kiệm khác thủ tục giống với hình thức nộp thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm, khách hàng sẽ viết kỳ hạn mới vào giấy đề nghị gửi tiền để kế toán căn cứ hạch toán.

Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm cũ Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm mới

Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Thị Thanh chuyển tài khoản tiền gửi tiết kiệm 6 tháng sang kỳ hạn 13 tháng với số tiền 15.000.000 VNĐ

Nợ 4332.00.100.010000965704003: 15.000.000 VNĐ Có 4332.00.200.010000965704003: 15.000.000 VNĐ

Rút tiền gửi tiết kiệm:

Kế toán thu hồi sổ tiết kiệm, đóng dấu tất toán lên sổ, lập phiếu chi và hạch toán:

Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4331, 4332) Có 1011, 1031, 1051…..

Ví dụ: Vào ngày 16/04/2006, khóa sổ tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng của khách hàng Nguyễn Quang Anh với số tiền 2000 EUR

Nợ 42422.14.300.010141004134003: 2000 EUR Có 1031.14.100 : 2000 EUR

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn.doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w