DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM.
1. Những kết quả đạt được.
Trong những năm qua, với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, chi nhánh đã hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả.
Chi nhánh NHNo và PTNT Quận Hoàn Kiếm cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng đã từng bước khẳng định mình trong năm 2001.
Nguồn vốn là: 193 tỷ đồng 1,5 lần so với đầu năm, số tuyết đối là 148 tỷ, sử dụng vốn là 58tỷ.
Để tăng khả năng cạnh tranh, chi nhánh có một số giải pháp sau: + Mở rộng thêm mạng lưới như phòng giao dịch.
+ Tăng thiết bị công nghệ, phương tiện đầy đủ để thực hiện tới các dịch vụ bán hàng.
+ Có chính sách chiến lược khách hàng.
+ Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
+ Đổi mới các phòng làm việc, phương thực tiếp cận với các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng được tốt hơn.
2. Những tồn tại và nguyên nhân.
2.1. Những tồn tại:
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với những biến động từ phía thị trường, sự thay đổi tình hình kinh tế. Nhưng vấn đề tồn tại vốn thuộc về sự cố hữu của hoạt động ngân hàng luôn là mối đe doạ trực tiếp tới sự sống còn của ngân hàng, đồng thời là vấn đề trọng tâm cần giải quyết kịp thời.
+ Dư nợ trung – dài hạn đạt khá nhưng còn quá khiêm tốn so với tiềm năng vốn huy động. Số lượng cho vay dư án trung – dài hạn còn thấp, đặc biệt
các dư án từ 5 năm trở lên còn hiếm. Đây là vấn đề nổi cộm trong toàn hệ thống NHNo nói chung và tai chi nhánh nói riêng.
+ Thực đơn tín dụng còn đơn giản. Cho vay hợp vốn là phương thức khá mới mẻ đối với các ngân hàng hiện nay, nên số lượng các dự án được giải ngân chưa nhiều.
+ Công tác thông tin tiếp thị đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt được những kết quả cao. Lượng khách hàng đã thu hút được chưa thực sự nhiều.
2.2. Nguyên nhân.a. Nguyên nhân khách quan a. Nguyên nhân khách quan
* Môi trường kinh tế xã hội chưa thuận lợi cho đầu tư.
Định hướng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển tổng thể từng vùng, từng ngành, các cấp, địa phương chưa đồng bộ, thiếu ổn định. Trong khi đó nền kinh tế đã có sự chững lại, sức mua giảm cũng làm cho tín dụng chững lại. Nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn. Mặt khác, bối cạnh kinh tế thế giới và khu vực chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng khiến cho các nhà đầu tư còn do dự.
Môi trường thông tin bị hạn chế, không có cơ quan chuyên ngành đánh giá doanh nghiệp, hoạt động của kiểm toán độc lập còn hạn chế. Việc tổng hợp thông tin đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp chưa có cơ quan nào đảm bảo để làm cơ sở đánh giá, phân loại doanh nghiệp.
Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước chưa phù hợp, đang trong quá trình điều chỉnh phải đổi mới. Một số doanh nghiệp nhà nước chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp thay đổi của chính sách nên gặp khó khăn, thua lỗ, không đủ điều kiện vay vốn.
*Nguyên nhân xuất phát từ môi trường hoạt động tín dụng.
Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho đầu tư tín dụng, còn thiếu nhiều các định chế phụ trợ cần thiết:
Hiện nay một cơ quan mang tính chất chuyên nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính các doanh nghiệp phát triển không hiệu quả. Sự phối hợp giữa ngân hàng với kiểm toán chưa chặt chẽ. Có những doanh nghiệp đã được kiểm toán nhà nước tiến hành kiếm toán nhưng khi ngân hàng xin kết quả kiểm toán thì không được đáp ứng. Vì vây, nguồn thông tin chính ngân hàng dựa vào các báo cáo doanh nghiệp cung cấp.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp có vốn tự có rất nhỏ, vốn lưu động chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng. cơ sở hạ tầng, phương pháp làm việc, trang thiết bị còn rất yếu kém, lạc hậu, thị trường hoạt động chưa ổn định, năng lực điều hành hoạt
động kinh doanh còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm xây dựng dự án đầu tư, chưa thực sự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và kết quả cuối cùng, các doanh nghiệp không thực hiện hoàn trả vốn đầy đủ vốn cho ngân hàng khi đến hạn. Nhiều trường hợp các ngân hàng phải vận dụng ra hạn tới 2- 3 lần.
Như vậy, những khó khăn xuất phát từ phía ngân hàng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng nợ quá hạn tai chi nhánh. Chi nhánh đã căn cứ vào tình hình tài chính và tình hình thu nợ của các khách hàng thường xuyên vay vốn để phân loại khách hàng.
b. Nguyên nhân chủ quan.
Các nguyên nhân chủ quan gây lên hạn chế trong hoạt động kinh doanh, mài mòn chất lượng tín dụng của chi nhánh cần phải được nhìn nhận và phân tích một cách mạnh dạn theo quan điểm “nhìn thẳng vào thực tế”.
* Thông tin tín dụng thu nhập chưa chính xác và đầy đủ.
Trình độ thu nhập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều nên chưa kịp thời và độ chính xác chưa cao việc thu thập, khai thác, xử lý thông tin còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp cho vay không thu được nợ mà nguyên nhân chính là do thiếu thông tin về khách hàng có thể nói phần lớn các khoản nợ xấu là do việc thiếu thu thập đầy đủ thông tin, phần tích thông tin cũng như giám sát hoạt động của người đi vay sau khi vay.
* Trình độ thẩm định dự án chưa cao.
Trình độ phần tích của cán bộ thẩm định dự án chưa toàn diện. Khả năng phần tích kỹ thuật của dự án và phần tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liền quan đến nhiều khía cạch đòi hỏi khả năng phần tích, tổng hợp dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là yêu cầu khó với các cán bộ tín dụng vì phần lớn họ chưa được đào tạo chuyên sâu toàn diện về mọi lĩnh vực cho nên có khi đưa sản phẩm ra thị trường rồi mới phát hiện được những bất ổn trong việc tiêu thụ sản phẩm làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của dự án.
Việc phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa trên kết quả phân tích đánh giá trên phương diện kinh tế tài chính cuả dự án nhưng nguồn số liệu, cơ
sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các báo cáo của đơn vị gửi tới với độ tin cậy không cao, chưa có cơ sở đề xác nhận.
* Chiến lược cho vay trung và dài hạn chưa được quan tâm đúng mức.
Ngân hàng chưa đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng. Các thông tin về thị trường và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên cập nhận. Ngân hàng còn chưa có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng.
Công tác xây dựng chiến lược cho vay trung và dài hạn chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng còn chưa xây dựng được chiến lược cho vay trung và dài hạn một cách hợp lý. Hoạt động cho vay còn mang tính chất bị động, phụ thuộc vào khách hàng. Ngân hàng thẩm định các dự án do khách hàng mang đến xin vay mà chưa chủ động tham mưu với khách hàng để tạo ra những dự án khả thi để mổ rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG & DÀI HẠN