II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN
1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn.
Công tác thẩm định dự án vay vốn trong tín dụng trung và dài hạn là rất quan trọng bởi lẽ nó sẽ trả lời cho câu hỏi có nên cho vay vốn hay không? Kinh thực hiện công tác này trước đây các cán bộ thẩm định dự án coi trọng vấn đề tài sản thế chấp làm căn cứ quan trọng trong việc xét duyệt cho vay mà chưa thẩm
định đầy đủ các mặt của một dự án do vậy các dự án được giải ngân vẫn rất có thể xẩy ra những rủi ro.
Mục đích của tín dụng ngân hàng là bổ sung số vốn còn thiếu xin vay của khách hàng với một lượng nhất định tuỳ vào các điều kiện khác nhau. Vì vậy, để được chấp nhận cho vay chac khách hàng xinh vay vốn phải giải trình kế hoạch hay dự án sản xuất kinh doanh với ngân hàng để xin vay vốn. Tuy nhiên không phải dự án nào khách hàng giải trình cũng hiệu quả và có thể được nhận vốn từ ngân hàng. Để biết được các dự án có hiệu quả hay không các cán bộ thẩm định dự án của ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định nhằm nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng, giảm những rủi ro có thể xảy ra. Muốn vây công tác thẩm định phải được tập trung vào những vấn đề sau:
- Dự án xin vay phải có đủ các điều kiện cho vay, nguyên tắc cho vay theo thể lệ quy định cụ thể đối với loại vay đó, đảm bảo sau khi cho vay ngân hàng sẽ thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn.
- Hồ sơ xin vay phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định đảm bảo đầy đủ thủ tục về mặt pháp lý nếu xảy ra tranh chấp.
Trong quá trìng thẩm định, cán bộ thẩm định tập trung vào đầy đủ và toàn diện các mặt sau của khách hàng xin vay:
- Năng lực pháp lý của doanh nghiệp xin vay vốn như: quyết định thành lập, đănh ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng… hợp pháp.
- Điều tra uy tín, tư cách của doanh nghiệp nhằm mục tiều hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do chủ quan doanh nghiệp có thể gây ra như về đạo đức, năng lực trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường của khách hàng để có thể phát hiện ra những dấu hiệu có dẫn tới việc không cho vay như: lừa đảo, năng lực hoạt động kém… Uy tín của doanh nghiệp thể hiện ở chất lượng, giá cả của sản phẩm trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại, các quan hệ với bạn hàng và với các ngân hàng khác…
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán nói chung và khả năng hoàn trả vốn nói riềng.
- Thẩn định về phương diện thị trường: phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm, quy cách mẫu mã sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại có khả năng cạnh tranh tốt và hiện sản phẩm đó trên thị trường chưa có dấu hiệu bão hoà. Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm về số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán…
- Thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính. Đây là yếu tố xem xét đến việc ra quyết định ngân hàng có cho vay hay không. Các phương pháp được sử dụng để đánh giá là giá trị hiện tại ròng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, chỉ số doanh lợi, thời gian hoàn vốn, độ nhạy cảm của dự án. Tuy nhiên, việc phân tích dự án thông qua chỉ tiêu về mặt tài chính chỉ là những con số do khách hàng đưa ra, để đánh giá tính khả thi của các con số này đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải có chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực mà dự án xin vay hoạt động.
- Thẩm định về môi trường xã hội, phương án tổ chức thực hiện, tổ chức quản lý.
Trên đây là những nội dung mà cán bộ thẩm định nên thực hiện và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cán bộ thẩm định có thể áp dụng thêm một số tiêu chí khác cho việc thẩm định.