I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM. HOÀN KIẾM.
1. Môi trường hoạt động tại chi nhánh.
Là một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế, do vậy mọi sự biến động trong nền kinh tế đều tác động đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Địa bàn quận Hoàn Kiếm là trung tâm thương mại lớn của thủ đô với hơn 800 Công ty cổ phần, THNN, DNTN và hơn 2.500 hộ sản xuất kinh doanh thương mại đã góp phần làm cho sản xuất công nghiệp quận tăng.
Bước vào năm 2002 nền kinh tế thủ đô đạt đươc tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên Quận Hoàn Kiếm là một trung tâm thương mại lớn nên cạnh tranh càng gay gắt (có gần 30 Ngân hàng thương mại và nhiều bàn tiết kiệm của các tổ chức tín dụng cũng hoạt động trên địa bàn).
1.1. Thuận lợi.
* Quận Hoàn kiếm là trung tâm thương mại lớn, thị trường rất sôi động. * Chi nhánh Ngân hàng No quận Hoàn Kiếm có đội ngũ cán bộ nhiệt tình trong công tác, tận tâm với công việc, chịu khó học tập trao đổi kiến thức đề nâng cao trình độ chuyên môn.
* Được sự giúp đỡ của BCH Đảng uỷ, Ban Giám đốc Ngân hàng No Hà nội và UBND quận Hoàn kiếm.
1.2. Khó khăn.
* Trên địa bàn quận Hoàn kiếm có nhiều ngân hàng thương mại cùng hoạt động do đó mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.
* Ngân hàng nông nghiệp quận Hoàn Kiếm thành lập sau, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, mạng lưới chưa mở rộng, thụ phần còn ít.
* Công nghệ ngân hàng còn hạn chế so với các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác.
* Trình độ cán bộ chuyên môn còn chưa đồng đều, cán bộ có nghiệp vụ cao trên tổng số cán bộ còn ít.
* Cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng găy gắt, công tác tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng tín nhiệm không phải dễ dàng thực hiện được, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn nội tệ có xu hướng liên tục tăng
* Tình trạng thiếu ngoại tệ diễn ra phổ biến trong hệ thống NHNo nói chung và tại chi nhánh nói riêng luôn là cản trở đối với hoạt động cho vay ngoại tệ.
2. Đinh hướng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm.
Với xu hướng phát triển và hiện đại hoá Ngân hàng, các ngân hàng đều vạch ra hướng đi cho mình nhằm nâng cao vị thế lên một tâm cao mới, cùng tồn tại và cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt trong thời gian tới môi trường hoạt động kinh doanh có thêm nhiều nhân tố mới khiến mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Định hướng tiếp theo là tập trung và huy động vốn và sử dụng vốn nhằm tăng trưởng thị phần nguồn vốn và tín dụng trên địa bàn.
- Huy động vốn: Chi nhánh tập trung vào khai thác nguồn tiền gửi thông qua việc thực hiện tốt cơ chế ưu đãi khách hàng, mở rộng quan hệ với các đơn vị tiền gửi lớn thường xuyên để duy trì và mở rộng nguồn vốn: kho bạc nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển, bảo hiểm tiền gửi… Bên cạch đó thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi nội tệ, ngoại tệ từ dân cư như điều chỉnh kì hạn (thêm kì hạn tuần, kì hạn tháng, mở rộng kì hạn trên một năm), áp dụng lãi suất kinh doanh theo thời hạn, mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách hàng đến với chi nhánh nhiều hơn.
- Sử dụng vốn: Hiện nay, hiệu suất sử dụng vốn vào đầu tư, tín dụng của chi nhánh vẫn ở mức khiêm tốn. Chi nhánh vẫn thường xuyên tham gia giao dịch trên thị trường mở, đấu thầu tín phiếu kho bạc để duy trì cơ cấu tài sản có hợp lý. Mục đích của chi nhánh trong thời gian tới là nâng cao hiệu suất đó lên mức cao hơn bằng cách tích cực tìm kiếm thị trường tốt để đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi, tập trung mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng.
Bám sát các định hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế, chủ động tiếp cận với các dự án, chương trình kinh tế trọng điểm để cấp vốn.
Ngân hàng chủ động tìm kiếm những khách hàng có triển vọng, không phân biệt loại hình sở hữu.
Tập trung nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn các phương pháp thẩm định tiên tiến nhằm hoàn thiện quá trình thẩm định, nâng cao năng lực và hiệu quả cho vay.
Tổ chức nghiên cứu các quy định, chính sách của Chính phủ cũng như các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, kịp thời ban hành các hướng dẫn thực hiện việc cho vay trong Ngân hàng nhằm tháo gỡ các ắch tắc trong công tác tín dụng.
Phân loại doanh nghiệp để có những chính sách phục vụ kịp thời nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh ổn định các khách hàng cũ để nâng cao hiệu quả hoạt động, thu thập thông tin về khách hàng dự định đầu tư, chủ động tìm kiếm, tiếp nhận, chọn lọc khách hàng có những dự án khả thi nhằm góp phần phát triển đất nước, tiến hành mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn và ngoài địa bàn Quận.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị thu hút khách hàng lớn như các doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu