- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phố
c) Nguồn vốn đầu tư
+ Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTĐ rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do Ngân sách cấp phát, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác, vốn của Ngân hàng cho vay... Chính vì thế, CBTĐ ở đây thẩm định không chỉ về mặt số lượng mà kể cả thời điểm nhận được tài trợ, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.
1.2.4.2. Thẩm định tỷ lệ chiết khấu của dự án.
- Tỷ lệ chiết khấu là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án. Thông thường, ở NHCT khi thẩm định dự án sử dụng Chi phí vốn bình quân (WACC) làm tỷ lệ chiết khấu.
Có 2 cách xác định WACC như sau:
+ Cách 1: WACC = Chi phí vốn vay * Tỷ trọng vốn vay + Chi phí VCSH * Tỷ trọng VCSH.
+ Cách 2: WACC = Chi phí vốn vay * Tỷ trọng vốn vay * ( 1-T ) + Chi phí VCSH * tỷ trọng VCSH.
Lý do có (1-T): Chi phí lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi xác định thu nhập chịu thuế, do vây, trong trường hợp vay vốn, mặc dù chủ đầu tư sẽ phải trả lãi vay cho Ngân hàng song lại tiết kiệm được khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bằng đúng với khoản lãi vay phải trả * thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
1.2.4.3. Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí và các bảng tính trung gian. gian.
Trên cơ sở phân tích đánh giá về thị trường, cung cầu sản phẩm của dự án nói trên, Báo cáo khả thi của dự án đầu tư và Báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và trên cơ sở tính toán, CBTĐ tiến hành ước tính:
- Sản lượng tiêu thụ. - Giá bán.
- Doanh thu.
- Nhu cầu vốn lưu động - Chi phí bán hàng.
- Các chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
- Chi phí nhân công, chi phí quản lý.
- Khấu hao.
- Chi phí tài chính. - Thuế các loại....
Từ những thông số trên, CBTĐ tiến hành lập bảng tính thu nhập và chi phí như sau:
Thiết lập bảng tính thu nhập và chi phí.
Bảng tính thu nhập và chi phí là bảng thông số có vai trò rất quan trọng. Đây là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các bảng tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số. Căn cứ vào bảng tính này để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án. Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, CBTĐ có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót.
Nội dung của bảng tính thu nhập và chi phí mà CBTĐ ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thường lập:
TT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giải
I. Sản lượng, doanh thu - Công suất thiết kế. - Công suất hoạt động.
II. Chi phí hoạt động
- Định mức nguyên vật liệu. - Giá mua.
- Chi phí nhân công. - Chi phí quản lý. - Chi phí bán hàng. III. Đầu tư
- Chi phí xây dựng nhà xưởng. - Chi phí thiết bị.
- Chi phí đầu tư khác.
- Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí.
IV. Vốn lưu động
Các định mức về nhau cầu vốn lưu động. - Tiền mặt.
- Dự trữ nguyên vật liệu. - Thành phần tồn kho. - Các khoản phải thu. - Các khoản phải trả V. Tài trợ
- Số tiền vay. - Thời gian vay. - Lãi suất VI. Các thông số khác.
Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, CBTĐ lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Các bảng tính trung gian bao gồm:
- Bảng tính sản lượng và doanh thu. - Bảng tính chi phí hoạt động.
- Lịch khấu hao.
- Tính toán lãi vay vốn.
- Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.
1.2.4.4. Thẩm định dòng tiền của dự án:
Đối với Ngân hàng, việc xem xét, phân tích dòng tiền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Khi thẩm định tài chính dự án đầu tư, CBTĐ quan tâm tới lượng tiền thu vào và số tiền chi ra từ dự án. Từ các bảng tính toán doanh thu, chi phí và các bảng tính trung gian ở trên, CBTĐ thiết lập bảng tính dòng tiên và các chi tiêu hiệu quả tài chính dự án.
Dòng tiền của dự án cần được tính là tổng hợp của 3 dòng tiền cơ sở, gồm: + Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với dòng tiền này có 2 cách lập là trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng ở NHCT Thanh Xuân thưòng dùng là cách lập gián tiếp.
Cụ thể: Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí phi tiền mặt như khấu hao ( là khoản chi phí phân bổ cho nhiều năm ) và lãi vay ( thực chất là khoản chi tiền tiền mặt nhưng được tính ở phần chi hoạt động tài chính ) và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động ( thực chất là điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho...)
+ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
• Dòng tiền ra ( chủ yếu ): Bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu.
• Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định ( thường được lấy bằng gía trị còn lại của tài sản cố định cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế ) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ ( thường được lấy bằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ ).
+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính.
• Dòng tiền ra: Bao gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, chi cổ tức (đối với công ty cổ phần ) hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng (đối với các Doanh nghiệp Nhà nước ).
Được thể hiện ở Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
B
áo cáo lưu chuyển tiền tệ ( theo phương pháp gián tiếp )
Chỉ tiêu Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ...