II Nguồn vốn đầu tư 13,015,
4 Dư nợ vốn vay NH cuối kỳ ,000,000 2,733,691 1,350,
1.4.2.1 Về phương pháp thẩm định DADT vay vốn.
Chưa có sự nhất trí và thống nhất về phương pháp thẩm định Dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh. Trong văn bản hướng dẫn quy trình thẩm định dự án đầu tư của NHCT, thì điều này chưa được đề cập cụ thể, chỉ nói là tuỳ từng nội dung mà CBTĐ sử dụng những phương pháp thẩm định khác nhau. Điều này gây khó khăn cho CBTĐ khi thẩm định dự án đầu tư đặc biệt là thẩm định tài chính dự án đầu tư. Phương pháp sử dụng thẩm định còn mang tính truyền thống khá cao, như phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích theo trình tự và phương pháp phân tích độ nhạy. Các phương pháp còn lại chỉ được nêu trong hướng dẫn nhưng hầu như không được sử dụng nhiều hoặc sử dụng cũng chỉ qua loa sơ sài. Ví dụ như phương pháp dự báo là một phương pháp rất hay lại không thực sự được chú trọng. Trong ví dụ minh họa ở trên, ta thấy rằng, những dự báo về rủi ro xảy ra đối với dự án còn chung chung, không cụ thể, điều này rất nguy hiểm. Bởi lẽ, mỗi một dự án chứa đựng trong nó rất nhiều loại rủi ro khác nhau, nếu ta không dự đoán cũng như luờng trước hết những rủi ro có thể xảy ra thì sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tính vững chắc về hiệu quả tài chính dự án. Mặt khác, nếu ta làm tốt công tác dự báo thì sẽ đưa ra được những phuơng án phòng ngừa rủi ro hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro, quản trị rủi ro. Như ví dụ minh hoạ ở trên, những phương án khắc phục rủi ro đưa ra mang tính chung chung, sơ sài, qua loa. Điều này cho thấy sự không đầu tư thích đáng của Chi nhánh về sử dựng phương pháp này trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Hoặc như, trong phương pháp phân tích độ nhạy, các CBTD còn chưa phân tích độ nhạy nhiều chiều của nhiều yếu tố trong cùng một lúc, không đánh giá đúng khả năng biến động lớn của nhiều yếu tố mà chỉ xét nó trong trường hợp biến động thấp hơn so với thực tế dẫn đến độ tin cậy không cao. Mặt khác, thông qua ví dụ minh hoạ đã nêu, ta thấy rằng, CBTĐ chưa đưa ra yếu tố nào tác động mạnh nhất đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà chỉ nói chung chung là khi doanh thu giảm và chi phí
tăng lên bao nhiêu phần trăm thôi. Điều này làm kết quả phân tích độ nhạy không mang tính thuyết phục. Bỡi lẽ, doanh thu giảm, chi phí tăng nhưng điều quan trọng là yếu tố nào dẫn đến điều đó thì CBTĐ không đề cập đến, vậy thì làm sao đưa ra được biện pháp đề phòng rủi ro cũng như biện pháp khắc phục kịp thời khi có những rủi ro thực tế xảy ra đối với dự án.