II Nguồn vốn đầu tư 13,015,
4 Dư nợ vốn vay NH cuối kỳ ,000,000 2,733,691 1,350,
1.4.1.2 Về phương pháp thẩm định tài chính DADT vay vốn.
Ngân hàng Công thương Thanh Xuân đã áp dụng nhiều phương pháp thẩm định khác nhau, đây cũng là những phương pháp phổ biến ở các NHTM khác. Nhìn
TĐ tổng mức đầu tư TĐ phương án nguồn vốn TĐ tỷ suất chiết khấu TĐ doanh thu, chi phí TĐ dòng tiền TĐ các chỉ tiêu hiệu quả TC TĐ các yếu tố rủi ro, phântích
độ nhạy
Kết luận
chung, những phương pháp đó được CBTĐ ở đây thực hiện theo đúng những yêu cầu đặt ra. Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng dự án, từng nội dung dự án cũng như khách hàng, mà CBTĐ lại sử dụng tập trung vào phương pháp nào nhiều hơn, phương pháp nào ít hơn, nhưng tổng thể thì các CBTĐ ở đây đều đã kết hợp được ưu điểm của các phương pháp để việc thẩm định được thuận lợi và mang lại kết quả cao.
Thông thường, khi tiếp nhận một dự án vay vốn, CBTĐ ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân bắt đầu từ phương pháp thẩm định theo trình tự: Trước tiên là đánh giá sơ bộ tổng quan về dự án, thẩm định hồ sơ vay vốn, khách hàng vay vốn sau đó mới đi sâu thẩm định chi tiết các nội dung của dự án. Trong thẩm định tài chính dự án vay vốn, CBTĐ cũng bắt đầu từ phương pháp thẩm định theo trình tự:
Tr
Trong từng bước, CBTĐ lại sử dụng những phương pháp khác nhau để phục vụ cho công tác thẩm định đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và phương án nguồn vốn, CBTĐ thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu với các định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nhà nước cũng như so sánh với các dự án tương tự mà Chi nhánh đã từng thực hiện.
- Thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án, CBTĐ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau tuỳ từng nội dụng cụ thể, đặc biệt là phương pháp dự báo và phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu.
- Thẩm định các yếu tố rủi ro thì phương pháp mà CBTĐ sử dụng là phương pháp dự báo để đưa ra một loại rủi ro tiềm ẩn đối với dự án trong tương lai. Sau đó, kết hợp với phương pháp phân tích độ nhạy để xem xét tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả trong điều kiện xảy ra rủi ro.
Nhìn chung, các phương pháp mà CBTĐ ở đây sử dụng khi thẩm định tài chính dự án đầu tư là tương đối hợp lý và có sự linh hoạt trong khi sử dụng. Tuy điều
này không được quy định cụ thể, chi tiết trong quy trình hướng dẫn, nhưng bằng kinh nghiệm thực tế và trình độ của mỗi CBTĐ nên việc áp dụng các phương pháp vào công tác thẩm định đạt kết quả khá chính xác.