- Kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của Chi nhánh đều chịu sự chi phối của NHCT Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung dẫn đến tính
c) Nguyên nhân khách quan
2.2.2 Hoàn thiện các phương pháp thẩm định DADT vay vốn.
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn có ý nghĩa quyết định tới chất lượng thẩm định tài chính dự án, vì thế Ngân hàng phải luôn có sự thay đổi, tích cực áp dụng các phương pháp thẩm định mới, hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi các Ngân hàng hiện đại trong nước và trên thế giới. Các phương pháp thẩm định hiện đại có rất nhiều trong những tài liệu khác nhau nhưng vấn đề là lựa chọn những phương pháp nào và có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Chi nhánh ra sao là điều mà mỗi một CBTĐ cần phải có sự quan tâm đúng mức.
Đối với mỗi phương pháp thẩm định, cần chi tiết hóa các bước. Ví dụ như, khi thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn CBTĐ cần áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu ngành, lĩnh vực, các dự án tương tự…Sau đó cần phải tìm ra được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cũng như nguyên nhân gây ra sự khác biệt với những chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn. Hoặc như, để phân tích rủi ro của dự án, cần phải làm tốt phương pháp phân tích độ nhạy. Bất kỳ dự án nào cũng chứa đựng rất
nhiều yếu tó rủi ro, ví thế việc xác định và tính toán sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến dự án sẽ giúp CBTĐ cũng như chủ đầu tư đưa ra các biện pháp thích hợp để giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả tài chính của dự án. Đối với phương pháp này, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy hai chiều vì thực tế các yếu tố liên quan đến dự án thay đổi đồng thời chứ không chỉ có một yếu tố thay đổi. Vì thế, nếu chỉ phân tích độ nhạy một chiều thì khó có thể có được chính xác kết quả về độ an toàn của chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy hai chiều này cũng đã được NHCT Việt Nam gửi kèm vơi quy trình cho vay theo dự án của các tổ chức kinh tế về các Chi nhánh hướng dẫn kỹ lưỡng. Vì thế, CBTĐ cần phải nghiên cứu và làm theo hướng dẫn kỹ càng. Lãnh đạo Chi nhánh cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ công việc thẩm định của CBTĐ để kịp thời đưa ra những phương án giải quyết hợp lý.
Cụ thế, CBTĐ có thể tiến hành phân tích độ nhạy như sau:
* Các bước phân tích độ nhạy:
- Xác định các biến dữ liệu đầu ra, đầu vào cần phải tính toán độ nhạy.
- Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất ( Bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả tài chính của dự án và khả năng trả nợ ).
- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ ( thông thường là các chỉ số NPV, IRR, thời gian trả nợ...) cần khảo sát ảnh hưởng khi các biến thay đổi.
- Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời ( Các bảng này phải nằm cùng với các bảng tính của các biến )
* Phân tích độ nhạy một chiều:
Từ các thông số ban đầu và kết quả tính toán, lựa chọn một nhân tố có khả năng ảnh hưởng nhất tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án ( ví dụ chọn
giá nguyên vật liệu đầu vào hoặc giá thành sản phẩm ) ( Lưu ý: Các nhân tố khác không thay đổi )
Lập bảng tính. Sử dụng phần mềm ứng dụng EXCEL để tính toán các giá trị của NPV và IRR tương ứng cho các trường hợp thay đổi của nhân tố nói trên.
Bảng minh hoạ tính độ nhạy khi một biến thay đổi
Trường hợp giả định đơn giá NVL chưa thay đổi
Trường hợp giả định đơn giá NVT thay đổi Mức thay đổi 1 Mức thay đổi 2 Mức thay đổi 3 Mức thay đổi 4 NPV Kết quả KQ KQ KQ KQ IRR Kết quả KQ KQ KQ KQ
Thời gian thu hồi vốn vay
Kết quả KQ KQ KQ KQ
... ... ... ... ... ...
Mức thay đổi 1.2...là gía trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ.
* Phân tích độ nhạy 2 chiều:
Chọn 2 nhân tố giả định có khả năng ảnh hưởng lớn nhất ( Các nhân tố còn lại không thay đổi )
Chọn NPV hoặc IRR là cơ sỏ phân tích.
Các bước còn lại làm như phân tích độ nhạy một chiều.
Bảng minh hoạ tính độ nhạy khi hai biến thay đổi ( Giả định khi tổng vốn đầu tư và sản lượng thay đổi )
Khảo sát NPV
Sản lượng thay đổi Tổng vốn
đầu tư thay đổi Kết quả NPV Mức thay đổi 1 Mức thay đổi 2 Mức thay đổi 3 Mức thay đổi 4 Mức thay đổi 1 KQ KQ KQ KQ Mức thay đổi 2 KQ KQ KQ KQ Mức thay đổi 3 KQ KQ KQ KQ Mức thay đỏi 4 KQ KQ KQ KQ