Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank – chi nhánh Tân Bình (2).doc (Trang 46 - 49)

9. Xử lý sai lầm(nếu có)

2.3.3. Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank

chi nhánh Tân Bình cũng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực trên. Với tinh thần phục vụ hết mình, không ngừng nổ lực, cố gắng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng sẽ thu hút được lượng khách hàng đến với Techcombank ngày càng nhiều hơn.

2.3.3. Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank Techcombank

Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của 1 bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn được hiểu rông ra là bất kì 1 sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán quốc tế. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia. Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán ... Với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại ...), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa ... Với ngân hàng có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động ...

Đối với phương thức tín dụng chứng từ: là 1 sự thỏa thuận mà trong đó 1 ngân hàng (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả 1 số tiền nhất định cho 1 người thứ 3 (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình cho ngân hàng 1 BCT thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ

biến vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” UCP 500 do phòng thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 1993).

- Rủi ro khi Techcombank là ngân hàng phát hành (NH mở L/C): Ngân hàng phát hành là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho ngân hàng. Ngân hàng này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được qui định trong hợp đồng nếu chưa có sự qui định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành là ở chỗ ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, Techcombank đã áp dụng những phương pháp thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho ngân hàng.

- Rủi ro khi Techcombank là ngân hàng thông báo thư tín dụng: Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng mở yêu cầu thông báo 1 L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện ...)trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chữ gì. Theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng thông báo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với các bên liên quan.

- Rủi ro khi Techcombank là ngân hàng được chỉ định: ngân hàng được chỉ định không có trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực tế các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với truy đòi (With recourse) để giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

- Rủi ro khi Techcombank là ngân hàng xác nhận: ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với ngân hàng xác nhận khi tham gia xác nhận là họ đã từ ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh

toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hiệu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.

- Rủi ro khi Techcombank là ngân hàng chiết khấu: xảy ra phụ thuộc vào dịch thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là: rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng: rủi ro do nhà nhập khẩu thì hoãn thanh toán, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán BCT, rủi ro do ngân hàng mở bị phá sản, rủi ro do ngân hàng chiết khấu không hành động đúng theo qui định của UCP500.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank – chi nhánh Tân Bình (2).doc (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w