Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank – chi nhánh Tân Bình (2).doc (Trang 55 - 56)

9. Xử lý sai lầm(nếu có)

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay, để các Ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế được tốt hơn thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải thay đổi, hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế. Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước ban hành, Ngân hàng nhà nước cần phải ban hành thêm các văn bản dưới luật hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cần có các văn bản quy định giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng tham gia sử dụng L/C cần phải được hợp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cần phải có những quy định về các phương thức thanh toán quốc tế hiện đại như: Factoring, Forfeighting, Packing Credit, Bill

Puchchase ... vốn đã rất phổ biến trên thế giới nhưng lại là một dịch vụ còn mới lạ tại Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để làm cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh tại Việt Nam sau này cụ thể: đa dạng hóa các nghiệp vụ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường, đa dạng hóa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ như mua bán giao ngay (Spot), mua bán kỳ hạn (Forward), mua bán quyền chọn (Option) ... Ngân hàng nhà nước nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sao cho tỷ giá luôn đảm bảo và có lợi cho các ngành xuất nhập khẩu. Thị trường liên ngân hàng ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý góp phần kích thích nền kinh tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.

Việc lựa chọn tỷ giá thả nổi có điều tiết quản lý của nhà nước là hoàn toàn hợp lý song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa dần. Trước mắt trong bối cảng nền kinh tế tăng trưởng không ổn định, thị trường ngoại hối đang hoàn thiện, vẫn cần có sự điều hành tỷ giá của nhà nước thông qua việc điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá.

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương ứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu.

Tăng cường hoạt động kinh doanh hối đoái của các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước có vai trò tham mưu cho chính phủ đưa ra những chính sách quản lý ngoại tệ có hiệu quả nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank – chi nhánh Tân Bình (2).doc (Trang 55 - 56)