Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời).docx (Trang 26 - 29)

Khái niệm: Việc NH mua các thương phiếu và chứng từ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán gọi là chiết khấu (Discount). Nếu khách hàng là người chủ sở hữu các thương phiếu và chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán, cần phải có tiền ngay thì có thể đến NH xin chiết khấu, tức là xin nhận tiền trước theo cách khấu trừ tiền lãi và chuyển quyền sở hữu chứng từ cho NH chiết khấu. Khi chứng từ đến hạn NH sẽ xuất trình cho người trả tiền, và người trả tiền thanh toán toàn bộ số tiền tệ chứng từ cho NH chiết khấu.

NH chiết khấu

Quan hệ tài chíNHTM

Người xin chiết khấu Người trả tiền

(người sở hữu chứng từ có giá)

Ý nghĩa của nghiệp vụ chiết khấu:

Giúp cho người sở hữu chứng từ có tiền để đáp ứng các nhu cầu thanh toán, nhất là khôi phục năng lực thanh toán, duy trì được mối quan hệ tài chính, nhờ đó mà họ tiến hành sản xuất kinh doanh một cách bình thường.

Nghiệp vụ chiết khấu qua NHTM đã làm cho các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán có thể lưu thông từ tay người này sang tay người khác, biến các công cụ này từ chỗ là các giấy nợ TM, giấy nợ tài chính trở thành các phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, do đó góp phần làm cho giao dịch các giấy nợ trên thị trường chứng khoán diễn ra sôi nổi hơn, đồng thời tạo điều kiện việc phát hành và lưu thông các chứng từ có giá đó.

Đối với các NHTM: Chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng có đảm bảo, mà đảm bảo bằng các tài sản có tính thanh khoản cao, vì vậy vừa tạo ra tài sản có sinh lời cho NH vừa tạo ra một lực lượng dự trữ để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu thanh toán, khả năng thanh toán của NH luôn được đảm bảo.

Nghiệp vụ chiết khấu giúp các chủ sở hữu chứng từ khôi phục năng lực thanh toán, đây là nghiệp vụ được ưa chuộng không những đối với khách hàng, mà còn cả đối với NH - vì đây là nghiệp vụ cho vay có đảm bảo bằng chứng từ có giá, rủi ro tín dụng ở mức độ thấp.

Đối tượng chiết khấu:

Thương phiếu: gồm hai loại là kỳ phiếu và hối phiếu.

Kỳ phiếu: do người mua lập ra, để cam kết trả nợ cho người bán, kỳ phiếu ít dùng, NH ít chấp nhận chiết khấu.

Hối phiếu: do người bán lập ra, để ra lệnh cho người mua phải trả tiền cho người thứ 3 theo một số tiền và thời hạn xác định. Loại này dùng phổ biến và NH thường sẽ nhận chiết khấu.

Trái phiếu: gồm nhiều loại:

Trái phiếu chính phủ: loại này NH dễ dàng nhận chiết khấu khi có yêu cầu vì không có rủi ro.

Trái phiếu NH: do các NHTM phát hành để huy động vốn dưới hình thức vay nợ. Trái phiếu NH thường được các NH chấp nhận chiết khấu.

Trái phiếu công ty: NH sẽ lựa chọn chiết khấu những trái phiếu của những công ty có uy tín.

Các giấy nợ khác: chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu NH, sổ tiết kiệm định mức...

Trị giá chiết khấu: Giá chiết khấu là giá trị khi đáo hạn của chứng từ đó. Đối với hối phiếu: là số tiền ghi trên hối phiếu đó.

Đối với trái phiếu:

 Trái phiếu trả lãi sau: Trị giá chứng từ = mệnh giá + tiền lãi trái phiếu.

 Trái phiếu trả lãi định kỳ:Trị giá chứng từ = mệnh giá + lãi định kỳ chưa trả.

 Loại trả lãi trước một phần: Trị giá chứng từ = mệnh giá.

 Loại trả lãi trước nhiều lần: Trị giá chứng từ = mệnh giá + Tiền lãi trái phiếu chưa trả.

Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà NH sử dụng để tính tiền lãi chiết khấu. Lãi suất chiết khấu không được công bố độc lập mà phải được điều chỉnh từ lãi suất cho vay mà ra. Công thức điều chỉnh như sau:

Lãi suất chiết khấu = lãi suất cho vay / (1+ lãi suất cho vay)

Mức chiết khấu:

Mức chiết khấu = Tiền lãi chiết khấu + Hoa hồng và lệ phí chiết khấu

Trong đó:

Tiền lãi chiết khấu: Số tiền lãi NH sẽ thu theo phương thức khấu trừ và được xác định theo công thức như sau:

Tiền lãi CK = Trị giá chứng từ x Thời hạn CK x (Lãi suất CK : 30)

Hoa hồng chiết khấu: là khoản thu của NH để bù đắp vào các chi phí từ lúc NH nhận chiết khấu cho đến khi thanh toán.

Hoa hồng CK = Trị giá chứng từ x Tỷ lệ hoa hồng

Phí chiết khấu: Các phí dùng để thẩm tra mối quan hệ giữa người ký phát hối phiếu với người chấp nhận hối phiếu; các chi phí lưu trữ, bảo quản. Phí chiết khấu được tính bằng một trong 2 cách sau:

Cách 1: Định mức thu tuyệt đối cho một món chứng từ.

Cách 2: Tỷ lệ % về phí cố định nhưng có giới hạn về mức tối thiểu và mức tối đa.

Phí chiết khấu = Trị giá chứng từ x Tỷ lệ phí cố định

Giá trị còn lại: là số tiền còn lại mà NH chiết khấu phải trả cho người xin chiết khấu.

Giá trị còn lại = Trị giá chứng từ - Mức chiết khấu

Quy trình nghiệp vụ chiết khấu:

Người sở hữu chứng từ có giá tiến hành thủ tục xin chiết khấu. Thẩm định và kiểm tra chứng từ.

Chuyển giao chứng từ và thanh toán. Xử lý chứng từ khi đến hạn thanh toán.

So sánh nghiệp cụ chiết khấu và cho vay trực tiếp:

Khách hàng được phép sử dụng một khoản ứng trước của NH. Sau một thời hạn, NH được hoàn trả phần vốn gốc và lãi.

Khác nhau:

Trong cho vay, NH thu nợ trực tiếp người vay, còn với nghiệp vụ chiết khấu thì NH không thu nợ trực tiếp người chiết khấu mà thu nợ ở người phải thanh toán tiền của người xin chiết khấu.

Cho vay có nhiều loại khác nhau: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, còn chiết khấu chỉ có ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời).docx (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w