Hoạt động của bộ máy ủy thá

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời).docx (Trang 39 - 40)

Tổ chức hoạt động

Tại NH lớn, công việc ủy thác được tách thành bộ phận riêng. Người điều hành bộ phận ủy thác chịu trách nhiệm về sự hoạt động thành công và có hiệu quả của bộ phận mình, đưa ra và thực hiện các chính sách ủy thác.

Tại NH nhỏ, công việc ủy thác liên quan đến lĩnh vực đầu tư chứng khoán, nên có thể được tổ chức kết hợp với bộ phận đầu tư.

Chính sách và mục tiêu:

Về cơ bản, bộ phận ủy thác tìm kiếm lợi tức sao nhất trong phạm vi giới hạn sự lựa chọn các tài sản đầu tư.

Trách nhiệm của người thu thác phải hoạt động trung thực và thật trọng cần thiết. Người thụ thác không chỉ vì mục tiêu trước mắt mà phải xem xét đến việc sử dụng vốn lâu dài.

Hợp đồng uỷ thác:

Trong hoạt động ủy thác, giữa bên ủy thác và bên thụ thác phải ký kết hợp đồng ủy thác bằng văn bản theo quy định pháp luật về “hợp đồng ủy quyền”. Hợp đồng ủy thác là sự thỏa thuận của các bên theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc được ủy quyền được đưa ra trong hợp đồng. Trong hợp đồng, tùy vào từng hoạt động ủy thác phải thỏa thuận chi tiết các điều kiện về thời hạn, trách nhiệm và quyền lợi của các bên, việc chấm dứt hợp đồng ủy thác.

NH được hưởng các khoản thù lao theo thương lượng hoặc theo sự chỉ định của tòa án, các khoản thù lao gồm: lệ phí hằng năm, lợi tức ủy thác…

Nhìn chung, hoạt động ủy thác là một công việc vất vả và tốn kém, cần phải xem xét thận trong trước khi tiến hành. Để thực hiện có lãi, các NH chỉ hình thành bộ phận ủy thác khi có khối lượng công việc đáng kể, đủ thù lao để có thể bù đắp một khối lượng tương đối lớn các chi phí cố định và chi phí biến đổi mà bộ phận ủy thác cần phải có.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời).docx (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w