Nghiệp vụ bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời).docx (Trang 33 - 35)

Là nghiệp vụ trong đó NH đứng ra cam kết bằng văn bản (gọi là thư bảo lãnh) rằng sẽ thực hiện một nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện được nghĩa vụ đó. Có các loại hình bảo lãnh NH như:

* Bảo lãnh vay vốn: là sự cam kết của NH bảo lãnh về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn đối với bên cho vay là các NH nước ngoài hoặc NH trong nước, gọi chung

là NH thụ hưởng bảo lãnh, nếu khi đến hạn mà người đi vay không trả nợ hoặc trả không hết nợ cho NH cho vay.

* Bảo lãnh dự thầu: là bảo lãnh của NH cho đơn vị dự thầu theo yêu cầu của đơn vị mời thầu. Là cam kết của NH bảo lãnh về việc thực hiện đơn dự thầu của đơn vị dự thầu. Bảo lãnh dự thầu là loại hình bảo lãnh phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Theo cơ chế hiện hành thì đối với các công trình, dự án xây dựng có tổ chức đấu thầu các chủ đầu tư sẽ mời thầu đối với các đơn vị dự thầu. Các đơn vị dự thầu phải có thư bảo lãnh trong hồ sơ dự thầu, để khi họ trúng thầu mà bỏ thầu hoặc có ý định thay đổi thì chủ đầu tư, chủ dự án sẽ được NH bảo lãnh bồi thường.

Như vậy bảo lãnh dự thầu là bảo lãnh của NH đối với các đơn vị dự thầu để cam kết với các đơn vị chủ đầu tư, nếu các đơn vị dự thầu trúng thầu mà có ý định bỏ hợp đồng hay thay đổi ý định thay đổi thì NH sẽ bồi thường.

* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh của NH bảo lãnh đối với người mua hoặc người nhận thầu trên cơ sở các hợp đồng TM đã được ký kết. Loại hình bảo lãnh này thúc đẩy người mua thực hiện hợp đồng mua bán hoặc thúc đẩy người nhận thầu thực hiện hợp đồng xây dựng. Phần lớn các bảo lãnh thực hiện hợp đồng chính là hợp đồng xây dựng.

Thông thường thì chủ đầu tư sẽ ứng trước cho chủ thầu một số tiền nhất định để đơn vị chủ thầu có điều kiện có NH bảo lãnh.

Nếu đơn vị chủ thầu không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng kế hoạch, kỹ thuật thì NH bảo lãnh phải hoàn lại toàn bộ số tiền thiệt hại do đơn vị nhận thầu gây ra.

* Bảo lãnh chất lượng công trình ( Bảo lãnh bảo hành):

Những công trình xây dựng ngay sau khi hoàn thành chưa thể khẳng định được công trình đạt chất lượng hay không. Chủ đầu tư có thể chỉ thanh toán cho đơn vị dự thầu một số tiền nhất định, giữ lại 5% - 10%. Nếu sau một thời gian nhất (khoảng 1 năm) mà chất lượng công trình vẫn đảm bảo mới trả số còn lại cho đơn vị nhận thầu. Nếu công trình hư hỏng, xuống cấp thì đơn vị nhận thầu phải tiến hành sửa chữa. Nếu không chủ đầu tư sẽ dùng số tiền còn lại để bù đắp chi phí sửa chữa.

Hoặc nếu chủ đầu tư trả toàn bộ giá trị cho đơn vị nhận thầu thì phải có bảo lãnh của NH. Nếu chất lượng công trình không đảm bảo thì NH phải trả toàn bộ số tiền thiệt hại cho chủ đầu tư.

* Bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc:

Trong các hợp đồng TM nếu người bán cần có số vốn để kinh doanh, chế biến thì có thể yêu cầu người mua ứng trước (đặt cọc trước). Người mua sẵn sàng đặt cọc trước cho người bán nhưng với điều kiện người bán phải có bảo lãnh của NH, để khi đến hạn người bán không thực hiện nghĩa vụ, thì NH bảo lãnh phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền đặt cọc cùng các thiệt hại khác cho người mua.

* Bảo lãnh thanh toán:

Để cam kết với người bán, người chủ nợ là nếu khi đến hạn mà người trả tiền không thực hiện việc trả tiền, thì NH bảo lãnh sẽ đứng ra trả tiền thay cho người trả tiền.

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh:

Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng.

Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng và đánh giá hiệu quả nội dung bảo lãnh.

Lập tờ trình ban giám đốc duyệt bảo lãnh. Thực hiện ký quỹ bảo lãnh.

Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Lập quỹ bảo lãnh theo quy định. Giải tỏa bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời).docx (Trang 33 - 35)