Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NHTMCP CT VN CN7, TP HCM

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM.doc (Trang 38 - 44)

- Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRTD trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của NH Cần phả

2.3.2, Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NHTMCP CT VN CN7, TP HCM

Theo quy trình tín dụng hiện nay tại NH TMCP CT VN CN7, TP HCM bắt đầu khi CBTD tiếp nhận hồ sơ KH, phân tích, thẩm định, quyết định, giải ngân cho vay và kết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý HĐTD, do đó có thể tóm lược các bước như sau:

Bước 1: Hướng dẫn tiếp nhận kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi

hồ sơ chuyển sang phòng quản lý rủi ro.

CBTD tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu vay vốn của KH, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. CBTD có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, pháp lý, đảm bảo tiền vay và yêu cầu KH bổ sung đầy đủ, lập phiếu giao nhận hồ sơ, sao gửi phòng quản lý rủi ro

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định, kiểm soát,

trình duyệt tờ trình thẩm định.

- Thẩm định và lập tờ trình thẩm định

- Thẩm định khách hàng vay vốn: phương án sản xuất kinh doanh, phân tích ngành, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

- Xác định phương thức cho vay: từng lần hay hạn mức, xác định lãi suất cho vay

- Lập tờ trình thẩm định.

- Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định do lãnh đạo phòng thực hiện.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình báo cáo rủi ro: Cán bộ quản

lý rủi ro thực hiện từ hồ sơ do phòng khách hàng cung cấp.

Bước 4: Xét duyệt cho vay

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, làm rõ nội dung tờ trình thẩm định. - Ra quyết định, ký văn bản trả lời khách hàng.

Bước 5: Soạn thảo kiểm soát, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm làm thủ

tục giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

- CBTD soạn thảo hợp đồng, kiểm soát hợp đồng và các giấy tờ liên quan nếu có, hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ liên quan, chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng, các văn bản liện quan nếu có.

- Lãnh đạo phòng khách hàng: kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã được sửa đổi. - Ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng, chứng thực đối với hợp đồng bảo đảm đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện các thủ tục giao nhận và nhập kho giấy tờ, TSBĐ

gửi các giấy tờ có liên quan đến cơ quan bảo hiểm, giám sát việc nhập dữ liệu về khách hàng và khoản vay.

Bước 6: Giải ngân

- Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân

- Giao nhận chứng từ giải ngân.

- Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân.

Bước 7: Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng.

- Soạn thảo phụ lục hợp đồng hoặc văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng.

- Kiểm soát và ký kết phụ lục / văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng.

- Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc sửa đổi hợp đồng.

Bước 8: Kiểm tra, giám sát vốn vay

Việc kiểm tra, giám sát vốn vay thực hiện quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương.

Bước 9: Thu nợ gốc lãi phí và xử lý các phát sinh: CBTD theo dõi nợ gốc lãi phí,

tiến hành thu nợ và xử lý các phát sinh.

Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Đối với phương thức cho vay từng lần: trường hợp bên vay yêu cầu thì cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát,ký tắt và trình người có thẩm quyền quyết định ký.

- Đối với phương thức cho vay theo hạn mức: trường hợp không tiếp tục cho vay thì không thanh lý hợp đồng tín dụng, thời hạn trả nợ theo thời hạn ghi trên từng giấy nhận nợ còn số dư của hợp đồng tín dụng đó; trường hợp tiếp tục cho vay phải thanh lý hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dung soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng, trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát, ký tắt và trình người có thẩm quyền quyết định ký.

- Thực hiện theo hướng dẫn tại các quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản thích hợp.

Bước 12: Luận chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ:

- Sử dụng phiếu biên nhận hồ sơ tham khảo.

- Phiếu được sử dụng trong suốt quá trình luân chuyển hồ sơ giữa các phòng ban, bộ phận tham gia vào quá trình xét duyệt cho vay, lưu hồ sơ.

2.3.3, Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh2.3.3.1, Tình hình huy động vốn 2.3.3.1, Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với HĐKD của các NHTM nói chung và tại Chi nhánh nói riêng. Trong nghiệp vụ này, NHTM sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. [4] Như vậy, để cho hoạt động tín dụng phát triển thuận lợi thì NH trước hết phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Trong những năm qua bên cạnh những khó khăn bất ổn của nền kinh tế, công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn tăng trưởng tốt và bền vững, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm

2007 2008Năm Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nguốn vốn huy động 1298 1606 4066 308 23.73% 2460 153.18% Tiền gửi doanh nghiệp 509 652 2597 143 28.09% 1945 298.31% Tiền gửi dân cư 789 954 1469 165 20.91% 515 53.98%

(Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7)

Nhận xét:

Nguồn vốn huy động năm 2008 đạt 1606 tỷ đồng, tăng 308 tỷ đồng (23,73%) so với nguồn vốn huy động năm 2007 là 1298 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp năm 2008 đạt 652 tỷ đồng, tăng 143 tỷ đồng (28.09%) so với năm 2007.

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân năm 2008 đạt 954 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng (20.91%) so với năm 2007.

Nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 4066 tỷ đồng, tăng 2460 tỷ đồng (153,18%) so với nguồn vốn huy động năm 2008 là 1606 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp năm 2009 đạt 2597 tỷ đồng, tăng 1945 tỷ đồng (298.31%) so với năm 2008.

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân năm 2009 đạt 1469 tỷ đồng, tăng 515 tỷ đồng (53.98%) so với năm 2008.

Biều đồ 2.2: Tình hình tăng trưởng cơ cấu vốn huy động 509 789 652 954 2597 1469 0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền gửi doanh nghiệp Tiền gửi dân cư

(Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7)

Qua biểu đồ trên cho thấy: công tác huy động vốn tại chi nhánh tăng trưởng bền vững qua các năm, điều này chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao và ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng. Để đạt được kết quả này là nhờ vào những giải pháp chỉ đạo xuyên suốt và đúng đắn của ban giám đốc chi nhánh, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng ngày càng được chú trọng… Mặt khác, chi nhánh đã thực hiện tốt chương trình hiện đại hóa (INCAS và Bán tự động) giúp ngân hàng mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện nhanh các giao dịch cho khách hàng gửi tiền, tạo ấn tượng tốt đối với các khách hàng đang mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh cũng như các KH mới đến giao dịch; dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đại lý được mở rộng, có chính sách ưu đãi thuế suất đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Trong năm, Chi nhánh liên tục mở các hình thức dự thưởng, khuyến mãi riêng đối với tiền gửi dân cư với các giải thưởng hấp dẫn có giá trị nên đã thu hút được số lượng tiền gửi lớn trong dân cư, bảo đảm sự cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng thương mại khác…

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM.doc (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w