- Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRTD trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của NH Cần phả
2.3.4.2, Phân tích cơ cấu nợ quá hạn
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được bổ sung tại quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25- 04-2007 của Thống đốc NN, NQH được phân thành 5 nhóm, cụ thể như sau:
Nhóm 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn): Nhóm 2 ( nợ cần chú ý) Nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn) Nhóm 4 ( nợ nghi ngờ)
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
Trong 5 nhóm nợ trên thì NQH là các khoản nợ được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5, trong đó nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Hay nói cách khác thì NQH bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 2 và nợ xấu. ( Chi tiết xem phụ lục 1)
Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu nợ quá hạn: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tổng dư nợ cho vay 887 900 1388 13 1.47% 488 54.22% -Nợ nhóm 1 874.662 893.159 1384.263 18.497 2.11% 491.104 54.99% - Nợ nhóm 2 0.062 0.522 0 0.460 741.94% -0.522 -100% - Nợ nhóm 3 0 6.319 0.330 6.319 -5.989 -94.78% - Nợ nhóm 4 3.826 0 0 -3.826 0 - Nợ nhóm 5 8.450 0 3.407 3.407
(Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7)
Nhận xét:
Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù dư nợ tăng nhưng tình hình nợ quá hạn từ nhóm 2- nhóm 5 đến năm 2009 đã giảm đáng kể.
Nợ đủ tiêu chuẩn ( nợ nhóm 1) của ngân hàng qua các năm luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng Nợ quá hạn, cụ thể: năm 2007 đạt 98,61%, đến năm 2008 tăng lên 99,24% và đến năm 2009 đạt 99,73%.
Nợ nhóm 2 mặc dù có sự gia tăng nhẹ từ 0.062 năm 2007 lên 0,06% năm 2008 nhưng đến năm 2009 Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng là 0% trong tổng NQH.
Nợ nhóm 3 mặc dù có sự gia tăng từ 0% năm 2007 lên đến 0,7% năm 2008 nhưng đến năm 2009 đã được kiểm soát tốt đạt 0,02% trong tổng NQH.
Từ năm 2007- 2009 nợ nhóm 4, nhóm 5 được kiểm soát khá tốt đặc biệt là năm 2008 hầu như là bằng 0, đến năm 2009 nợ nhóm 4 tiếp tục được kiểm soát chiếm 0% trong tổng NQH, nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng nhỏ đạt 0,25%.
Biểu đồ 2.7: Phân tích cơ cấu nợ quá hạn:
(Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7)
Có thể nói qua 3 năm, tình hình nợ quá hạn không đi theo một xu hướng nhất định nào. Tuy nhiên, có thể thấy rằng Chi nhánh đã có những nỗ lực rất lớn trong việc kiểm soát NQH. Nợ đủ tiêu chuẩn tại ngân hàng luôn được duy trì với tỷ lệ trên 98%. Đây được xem là một thành công lớn của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là trong năm 2009 với hỗ trợ lãi suất từ phía Chính phủ là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN sôi động trở lại. Chính vì vậy, dù kinh tế với nhiều khó khăn, năm 2009 hoạt động của các công trình thi công, các DA, thủy điện… vẫn diễn ra sôi nổi do được ưu tiên về vốn và các điều kiện thi công. Nhiều DN vay vốn tại chi nhánh thuộc các ngành nghề như xây dựng, thép, cao su, nhựa… vẫn có lợi nhuận tăng cao và DN có khả năng trả nợ đúng hạn hơn. Đối với các khoản NQH, ngân hàng đã rất cố gắng để hạn chế NQH vượt qua nhóm 2; nợ nhóm 3, nhóm 5 vẫn phát sinh trong năm 2008 và 2009 nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cho vay KHCN, cụ thể là do hoạt động cho vay phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; phát sinh từ việc mất khả năng thanh toán, các yếu tố tự nhiên như: dịch bệnh (heo tai xanh, lở mồm long móng,
… ); thiên tai, lũ lụt… đây là những trường hợp bất khả kháng mà ngân hàng phải chấp nhận như một sự chia sẻ rủi ro với khách hàng.
Mặt khác trong gần 9 tháng đầu năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ nhằm hạn chế lạm phát làm lãi suất tăng vọt; các doanh nghiệp cần vốn phải chấp nhận vay vốn với lãi suất khá cao, sức cầu trên thị trường trong nước và thế giới lại rơi vào tình trạng suy giảm, nhất là các ngành: gỗ, may mặc, ô tô, xây dựng, vật liệu xây dựng,… Kết quả là, phần lớn các doanh nghiệp đều phải thu hẹp sản xuất dù chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu đầu vào của các ngành giảm rất nhiều. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp bị suy giảm hoặc thậm chí mất khả năng thanh toán; doanh nghiệp gặp khó khăn nên việc chậm trả nợ cho ngân hàng là điều khó tránh… [8]Năm 2009, mặc dù được sự hỗ trợ lãi suất từ chính phủ nhưng do quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường, một số DN không đủ khả năng cạnh tranh cộng với cơ chế điều hành, quản lý chưa tốt nên kinh doanh gặp nhiều bất lợi dẫn đến DN trả nợ không đúng hạn. Bên cạnh đó, có một phần nguyên nhân là do cán bộ xử lý nghiệp vụ sai sót dẫn đến hệ thống tự động tính toán và chuyển nhóm nợ thành nhóm 3 và nhóm 5. Tuy những trường hợp này xảy ra rất ít nhưng trong tương lai chi nhánh cần phải lưu ý hơn nữa bởi đây sẽ là mầm mống hình thành nên RRTD trong tương lai và ảnh hưởng đến uy tín của KH bởi theo quy định một KH có một kỳ nợ xấu thì toàn bộ dư nợ của KH đó trong những lần đi vay tiếp theo sẽ được hạch toán xếp hạng tín dụng tương ứng với kỳ nợ xấu đó.