Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến RRTD trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM.doc (Trang 62)

- Hạn chế cấp tín dụng đối với những KH có dấu hiệu rủi ro, không tuân thủ các quy định của pháp luật.Cụ thể là:

2.3.5.2.3, Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến RRTD trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh

động cho vay tại Chi nhánh

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường trong nước và trên thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người đi vay. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trên địa bàn.[6] Thị trường tài chính- tiền tệ biến động mạnh, lãi suất cơ bản thay đổi liên tục, giá cả thị trường có những diễn biến phức tạp,…Tất cả những nhân tố trên đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, vì vậy một số đơn vị vay vốn tại Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn để có thể trả nợ cho NH đúng hạn đã ký kết trên HĐTD dẫn đến các khoản nợ đó bị chuyển thành nợ quá hạn.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những KH thường xuyên của NH phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Mặt khác, bản thân sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và quốc tế cũng khiến cho các NH trong nước gặp phải nguy cơ nợ xấu tăng lên do KH có tiềm lực tài chính lớn đã bị các NH nước ngoài thu hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn.[6]

Những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, việc triển khai vào hoạt động tại NH vẫn còn chậm, gặp phải nhiều bất cập và vướng mắc. Như việc cưỡng chế tài sản thu hồi nợ, mặc dù các văn bản luật đều có quy định “Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay”, nhưng trên thực tế các NHTM không làm được điều này vì NH là Tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao TSĐB cho NH để xử lý hoặc chuyển TSĐB nợ vay để Tòa án xử lý theo con đường tố tụng…

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM.doc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w