Xem xét yếu tố môi trường trong các khoản cho vay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM.doc (Trang 77 - 79)

- Hạn chế cấp tín dụng đối với những KH có dấu hiệu rủi ro, không tuân thủ các quy định của pháp luật.Cụ thể là:

3.3.1, Xem xét yếu tố môi trường trong các khoản cho vay

Thế giới đang kêu gọi cách mạng xanh bảo vệ môi trường và Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực ủng hộ điều này. Thực tế cho thấy từ vụ Vedan, Tung Kuang người tiêu dùng Việt Nam ngoảnh mặt với tất cả các sản phẩm của Vedan, Tung Kuang…Hoạt động SXKD của Vedan, Tung Kuang gặp nhiều khó khăn, đình trệ và có khả năng bồi thường một khoản tiền lớn. Đối với các ngân hàng cho Vedan, Tung Kuang vay vốn sẽ gặp ít nhiều khó khăn khi thu hồi vốn trong giai đoạn này. Cũng chính vì thế có thể nói nhân tố môi trường là nhân tố quan trọng khi xem xét cho vay đối với một doanh nghiệp. Do vậy, khi Ngân hàng xem xét mỗi khoản cho vay đều phải chú ý tới mối liên hệ giữa khoản vay và môi trường dưới nhiều góc độ khác nhau từ đó có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh, chẳng hạn như:

Tác động qua lại giữa nhân tố môi trường và các dự án xin vay vốn. Cần phải xem xét trong chi phí dự án đã tính tới điều này chưa ? Nếu tính đầy đủ thì có đảm bảo thu nhập và lợi nhuận của dự án hay không?

Môi trường và tài sản thế chấp có quan hệ với nhau như thế nào, từ đó xác định ảnh hưởng của môi trường đến giá trị tài sản thế chấp và chi phí cần thiết để bảo vệ môi trường nếu có.

Người xin vay vốn Ngân hàng có thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường không, đặc biệt là khi người đó còn hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau, hoàn toàn không liên quan gì đến dự án xin vay, phải xem xét khách hàng đó đã tính toán đề phòng mọi phương án bảo vệ môi trường của tất cả các lĩnh vực kinh doanh đó. Điều này sẽ có ảnh hưởng nhiều tới tình trạng tài chính của doanh nghiệp và khả năng hoàn trả nợ Ngân hàng đúng hạn.

Ở phần phân tích này tác giả sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể đã từng xảy ra tại khách sạn Nhân Việt: khi chủ khách sạn đến vay tiền tại Vietinbank chi nhánh 7,

khoản vay được đảm bảo bằng giá trị của một khách sạn lớn, có đủ giấy tờ pháp lý, ở một vị trí thuận lợi; qua thẩm định KQHĐKD thì CBTD nhận thấy khách sạn có lợi nhuận cao và ổn định qua các năm chứng tỏ khách sạn làm ăn phát đạt, nhưng trong năm 2008 bên cạnh khách sạn có một công trình xây dựng trong quá trình thi công đã gây rạn nứt cho khách sạn, cộng với môi trường ồn ào không trong sạch đã làm cho lượng khách hàng đến khách sạn ít hơn thậm chí không muốn đến khách sạn đó nữa. Chính tại thời điểm đó, chủ khách sạn đã gặp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh, mặt khác nảy sinh nhiều tranh chấp, kiện tụng với công trình xây dựng do gây thiệt hại đến khách sạn. Hệ quả là khoản vay của người chủ khách sạn tại ngân hàng đã không thể trả đúng hạn. Theo hồ sơ tại chi nhánh thì CBTD mất khoảng gần một năm mới thu hồi đầy đủ khoản vay trên, tuy nhiên nếu xét trên phương diện quản trị rủi ro tín dụng, về phân loại nợ để trích lập dự phòng thì ta có thể thấy đây là một khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro mà cụ thể là đã hình thành nên nợ xấu hay nợ nhóm 4.

Một ví dụ điển hình khác liên quan đến yếu tố môi trường trong thời gian gần đây được nhiều dư luận nhắc đến là tại Công ty Tung Kuang. Mặc dù trong

website của mình, Cty cổ phần công nghiệp Tung Kuang luôn khẳng định là nhà máy sản xuất thanh nhôm có quy mô và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Tuy nhiên, theo các

thông tin thu thập được của cơ quan điều tra tại hiện trường thì hệ thống xử lý chất thải dường như chỉ để đối phó với các cơ quan chức năng, các bể lắng lọc đều gần như cạn, rêu phong bám dầy trên thành bể thể hiện không có việc bơm nước vào bể thường xuyên; phía tủ điều khiển của hệ thống, nhà máy cho lắp đặt một đường ống ngầm, đấu với đường ống hở tại bể chứa nước thải ban đầu để bơm trực tiếp nước thải ra sông, không qua xử lý. Trên thực tế, toàn bộ nước thải từ dây chuyền sản xuất nhôm định hình (luyện hợp kim đến tạo hình, sơn tĩnh điện, mạ...) được bơm và xả thẳng ra sông Gẽ.

Đặc biệt trong 3 năm 2007, 2008, 2009 công ty liên tục bị đưa vào danh sách các công ty gây ô nhiễm môi trường, cụ thể là năm 2007 công ty đã từng bị xử lý gây ô nhiễm môi trưởng với số tiền là 100 triệu đồng, năm 2008 là 8,5 triệu đồng,… Hành động xả thải của Tung Kuang có thể là giấu diếm, nhưng không thể nói là bí mật, vì chất thải của họ ra môi trường ai cũng nhìn thấy. Thế nhưng khi đến vay vốn tại ngân hàng, CBTD vô tình hay cố ý đã bỏ qua những chi tiết ấy, tiếp tục cấp giấy phép cho vay vốn, việc giám sát hoạt động kinh doanh và đánh giá khả năng trả nợ khách hàng chưa thực sự diễn ra nghiêm túc và chặt chẽ. Hậu quả là khi cơ quan điều tra và Cảnh sát môi trường vào cuộc, công ty bị đình chỉ sản xuất và tiếp tục phải đền bù những khoản tiền khá lớn lên đến hàng tỷ đồng. Theo nguồn tin cho biết thì hiện nay ngân hàng cho Tung Kuang vay vốn vẫn chưa thu hồi hết khoản nợ gốc mà Tung Kuang đã vay trong năm 2009, các khoản vay đều được xếp vào nợ xấu cụ thể là nợ mất khả năng thanh toán (nợ nhóm 5).

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM.doc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w