Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM.doc (Trang 79 - 81)

- Hạn chế cấp tín dụng đối với những KH có dấu hiệu rủi ro, không tuân thủ các quy định của pháp luật.Cụ thể là:

3.3.2, Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh

Như chúng ta đã biết, kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách… so với luật và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Tại các TCTD, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng.

Hiện nay, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các NHTM nói chung và tại chi nhánh nói riêng vẫn còn nhiều bất cập so với các chuẩn mực kiểm soát nội bộ quốc

tế. Trong các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán vẫn chưa cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống giám sát; chưa phân định rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ; các luật và văn bản luật đều quy định bộ máy kiểm toán nội bộ trực thuộc Tổng giám đốc, trong khi Tổng giám đốc và ban điều hành đều là đối tượng của kiểm soát nội bộ.

Mặt khác, nếu chỉ tập trung vào tình trạng của TCTD tại một thời điểm nhất định nào đó thì không thể khẳng định được liệu TCTD trong thực tế sẽ phải chịu rủi ro trong tương lai gần hay không? Vì vậy cần áp dụng nhiều phương thức kiểm tra để đem lại hiệu quả tốt nhất, cụ thể như sau:

 Các cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ có trách nhiệm kiểm tra chéo việc áp dụng nghiệp vụ theo đúng quy trình.

 Mỗi quy trình phải có sự tham gia ít nhất là hai người, phân công trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và chi tiết cho từng nhân viên khi tham gia quy trình.

 Cho phép kiểm soát viên tiếp cận với các tài liệu, cũng như những người có liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ.

 Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường trong đó phải xem xét đến tình hình quốc tế.

 Bổ sung và sử dụng các giải pháp mang tính chất công nghệ cao như giải pháp ICTNews của hãng APC. Giải pháp này với các dữ liệu được cập nhật chính xác và nhanh chóng tại trung tâm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đáng kể trong kinh doanh tại chi nhánh.

 Kiểm soát viên nội bộ phải thành thạo công việc và được đào tạo thường xuyên, ngoài ra họ phải tự học hỏi để không ngừng nâng cao năng lực của mình. Đặc biệt với các chức danh Trưởng, phó kiểm toán nội bộ, trong điều kiện xét tuyển nên tăng số năm kinh nghiệm (tối thiểu phải 5 năm) làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, từ đó đảm bảo tính chuyên nghiệp của hoạt động kiểm toán nội bộ.

 Có chính sách khuyến khích, khen thưởng những cán bộ thực hiện tốt, đồng thời có biện pháp xử lý thích đáng đối với những trường hợp gian lận, vi phạm nguyên tắc.

Bên cạnh đó, nội dung kiểm soát tại ngân hàng còn rườm rà, chưa có chương trình cảnh báo sớm, việc đánh giá kết quả HĐKD của ngân hàng chỉ ở mức độ thống kê số liệu là chính. Vì vậy, kết quả giám sát chưa phát huy được tác dụng phòng ngừa và phát hiện những vấn đề khó khăn của công tác tín dụng.

Các cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh cũng chưa có mối quan hệ chính thức để trao đổi thông tin với cơ quan giám sát ngân hàng của các nước có chi nhánh tại VN cũng như Hội sở chính của các ngân hàng mẹ, trong khi đây cũng là một tiêu chuẩn của Basel. Vì vậy, cần có quy định về trao đổi thông tin và hợp tác với các cơ quan giám sát ngân hàng các nước và với Hội sở chính của các ngân hàng mẹ; cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, tiếp thu tư vấn về phương thức kiểm soát, công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Tóm lại, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một trong những cấu trúc nòng cốt của công tác QTRRTD; do đó, chi nhánh cần thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, gia tăng giá trị cho ngân hàng và giảm thiểu được rủi ro ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM.doc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w