Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng 2 chủng A.tumefaciens là AGL1 và GV3101 để lây nhiễm với mẫu, với đích lây nhiễm là nốt lá mầm và trụ dưới lá mầm của hạt nảy mầm 2-3 ngày tuổi. Tiến hành lây nhiễm vi khuẩn và mẫu trong 60 phút. Sau đó, đồng nuôi cấy trên môi trường C2 trong 5 ngày, rồi đem nhuộm X-gluc ở 370C trong 48 h.
Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 8 và hình 9 cho thấy: Biểu hiện của ĐT26 sau khi cho lây nhiễm lần lượt với 2 chủng vi khuẩn A.tumefaciens là AGL1 và
GV3103 là khác nhau. Đối với AGL1, hạt phát triển tốt, khỏe mạnh tỷ lệ sống cao. Còn đối với GV3101 thì hạt có tỷ lệ sống thấp. Tần số chuyển gen khi sử dụng AGL1 là 18,67%, cao hơn nhiều so với GV3101 là 2%, thể hiện ở sự biểu hiện gen gus tạm thời bằng cách nhuộm mẫu bằng X-Gluc.
Bảng 8. Kết quả biểu hiện của ĐT26 đối với các chủng vi khuẩn A.tumefaciens Chủng vi khuẩn Biểu hiện ở ĐT26 Tổng mẫu dương tính Tổng số mẫu Tần số biến nạp (%) AGL1 +++ 56 200 18,67 GV3101 + 2 200 2
Ghi chú: (+++) biểu hiện tốt: hạt phát triển khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao > 70%. (++) biểu hiện bình thường: tỷ lệ sống từ 30-70%.
(+) biểu hiện kém: tỷ lệ chết cao, hạt phát triển kém < 30%.
(A) (B)
Hình 9. Biểu hiện gus ở thí nghiệm xác định chủng vi khuẩn A.tumefaciens
Ghi chú: (A)- Chủng AGL1; (B)-Chủng GV3101
- Sau khi nhuộm X-gluc chúng tôi thu được hình ảnh như hình 9 với vị trí biểu hiện gus theo mũi tên, đối với chủng AGL1 sức sống của mẫu sau biến nạp là rất tốt,
biểu hiện gus rõ ràng. Còn đối với chủng GV3101 thấy rằng sức sống của mẫu hầu hết là kém, biểu hiện gus không rõ.
- Vậy xác định được chủng vi khuẩn thích hợp hơn dùng để biến nạp vào giống đậu tương ĐT26 là AGL1 để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.