Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ quangdung của

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình chuyển gen gus vào giống đậu tương ĐT26 thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và quy trình tái sinh cây (Trang 48 - 50)

(OD) đến khả năng biểu hiện gus của ĐT26.

Mật độ vi khuẩn (OD dịch khuẩn) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tần số chuyển gen của mẫu. Nếu như mật độ vi khuẩn quá thấp dẫn đến xác suất xâm nhập vào chuyển gen vào hệ gen thực vật thấp, nếu mật độ vi khuẩn quá cao gây thường sẽ gây chết tế bào thực vật giảm khả năng tái sinh của các tế bào sau khi biến nạp, dẫn tới giảm tần số chuyển gen bền vững. Vì vậy, trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành thử nghiệm với các OD dịch khuẩn khác nhau là 0,0; 0,2; 0,4; 0,6; 0,8; 1,0; 1,2; 1,4 của chủng vi khuẩn AGL1.

Đồng nuôi cấy mẫu sau lây nhiễm trên môi trường C2 trong 5 ngày. Kết quả thu được như ở bảng 9 và hình 10 với tổng số mẫu ứng với từng thí nghiệm là 120.

Bảng 9. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ quang của dung dịch khuẩn (OD) đến khả năng biểu hiện gus của ĐT26

OD Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ chết (%) Tần số chuyển gen (%) 0,0 85,9 14,1 0,0 0,2 83,5 16,5 1,67 0,4 84 16 3,3 0,6 83,2 16,8 10 0,8 84,6 15,4 10,3 1,0 81,6 18,4 9,8 1,2 67,4 22,6 4,5 1,4 62 38 2,1

Hình 10. Ảnh hưởng của mật độ quang của dung dịch khuẩn (OD) đến tần số chuyển gen và tỷ lệ mẫu sống

Nhìn vào bảng 9 và hình 10 thấy rằng: mật độ vi khuẩn (OD) ảnh hưởng rõ rệt đến tần số chuyển gen cũng như tỷ lệ sống của mẫu. Khi theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, OD dịch khuẩn quá thấp dẫn đến tần số biến nạp thấp do lượng khuẩn không đủ, còn nếu OD quá cao sẽ gây chết mẫu mà trong khi tần số biến nạp không cao.

- Chúng tôi sử dụng OD= 0 làm đối chứng, tần số biến nạp của mẫu là 0%,

- Ở OD = 0,2 -0,4 tỷ lệ sống của mẫu là rất cao ( >80%), tuy nhiên tần số chuyển gen gus vào mẫu thấp chỉ từ 1,67 – 3,3%.

- Ở OD= 0,6; 0,8 và 1 chúng tôi thấy rằng: tỷ lệ sống của mẫu cao (> 80%) và có tần số chuyển gen lớn, lần lượt tương ứng là 10%; 10,3% và 9,8%.

- Tỷ lệ sống và tần số chuyển gen bắt đầu giảm mạnh từ OD = 1,2; 1,4. Với tỷ lệ sống lần lượt là 67,4% và 62% và tần số chuyển gen tương ứng là 4,5% và 2,1%.

Như vây, OD dịch khuẩn thích hợp nhất cho quá trình chuyển gen đậu tương giống ĐT26 là dao động trong từ 0,6-1,0. Ở trong khoảng OD này, chúng tôi thu được tỷ lệ sống và tần số chuyển gen của mẫu cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình chuyển gen gus vào giống đậu tương ĐT26 thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và quy trình tái sinh cây (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w