Việc hướng dẫn HS tự học SGK của GV:

Một phần của tài liệu Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học (Trang 29 - 33)

Qua điều tra việc sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS tự học và tình hình sử dụng CH, BT trong dạy học sinh học với 50 GV sinh học đã và đang trực tiếp giảng dạy sinh học THPT thuộc 20 trường THPT của tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2007- 2008, kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Kết quả điều tra về việc sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS tự học SGK và tình hình sử dụng CH, BT trong dạy học sinh học của GV

THPT:

Số TT

Mức độ sử dụng Các nội dung điều tra

Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng SL % SL % SL % 1

Khi soạn bài, các thầy cô đã chú ý đến mục tiêu rèn kĩ năng tự học SGK cho HS ở mức độ nào?

37 74 13 36 0 0

2

Khi xây dựng các CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK thì thầy cô xây dựng loại CH, BT sau đây ở mức độ nào?

+ Tái hiện 35 70 15 30 0 0

+ Hiểu 27 54 23 46 0 0

+ Vận dụng 28 56 22 44 0 0

+ Sáng tạo 11 22 27 54 12 24

3 Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, các thầy cô sử dụng CH, BT nhằm mục đích sau đây ở mứcđộ nào?

+ Định hướng HS tự đọc SGK 30 60 15 30 5 10

+ Để tổ chức HS thảo luận nhóm 17 34 19 38 14 28

+ Để HS tự lực nghiên cứu một đơn vị kiến thức trên lớp

19 38 28 56 3 6

+ Định hướng, hướng dẫn HS tự đặt CH phát hiện kiến thức trên lớp.

22 44 26 52 2 4

4 Những loại kiến thức sau HS thường khó trả lời ở mức độ nào?

+ Khái niệm 6 12 38 76 6 12

+ Cơ chế của quá trình 31 62 19 38 0 0

+ Giải thích hiện tượng 33 66 17 34 0 0

+ Vận dụng 28 56 18 36 4 8

5 Khi HS gặp khó khăn trong việc trả lời CH, BT thì các thầy cô hướng dẫn bằng các cách sau ở mức độ nào? + Đưa ra các CH phụ để gợi ý ra từng vấn đề nhỏ. 39 78 11 22 0 0 + Chỉ giải thích một chút và để HS tiếp tục suy nghĩ 15 30 35 70 0 0

+ Dừng lại và trả lời toàn bộ đáp án 5 10 35 70 10 20

Qua kết quả bảng 1 cho thấy:

+ Mặc dù vẫn còn một số GV chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng tự học SGK cho HS nhưng hầu hết các GV khi soạn bài cũng đã thường xuyên chú ý đến mục tiêu rèn kỹ năng tự học SGK cho HS. Điều này chứng tỏ đa số các GV đã nhận thức được việc phải đổi mới phương pháp và đang có những chuyển biến mới trong cách dạy, hướng tới việc rèn luyện cho HS phương pháp học, đặc biệt là tự học.

+ Tuy nhiên khi xây dựng CH, BT để hướng dẫn học sinh tự học SGK thì các GV thường xuyên sử dụng các CH, BT dạng tái hiện, dạng CH, BT hiểu và vận dụng không được sử dụng thường xuyên, rất nhiều GV chưa chú ý đến việc xây dựng CH, BT sáng tạo thậm chí có GV chưa bao giờ sử dụng loại CH, BT dạng đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, khả năng thiết kế và sử dụng các CH, BT của GV vẫn chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức, không chú ý tới rèn luyện, kĩ năng tư duy logic, bồi dưỡng NLTH cho HS. Các CH, BT chỉ hướng HS đơn giản là đọc lại những gì trong SGK, có thể đọc và hiểu nhưng khả năng vận dụng kiến

thức và sáng tạo thì chưa cao. Do đó chưa phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo của HS.

+ Khi giảng dạy trên lớp, các CH, BT để hướng dẫn học sinh tự học được GV sử dụng thường xuyên ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Tuy nhiên các CH, BT thì chủ yếu là định hướng HS tự đọc SGK, còn việc tổ chức HS thảo luận nhóm, để HS tự lực nghiên cứu đơn vị kiến thức trên lớp và tự đặt câu hỏi phát hiện kiến thức thì còn chưa thường xuyên, thậm chí còn có một số GV không sử dụng các CH, BT theo các mục đích nói trên.

+ Trong giảng dạy thì những loại CH, BT về các loại kiến thức cơ chế của quá trình, giải thích hiện tượng, vận dụng thì HS thường khó trả lời còn các kiến thức về khái niệm thì thường là không khó đối với HS. Điều này dễ giải thích là do các khái niệm thường được in sẵn trong SGK. Do đó, các GV thường hướng dẫn HS tự học loại kiến thức về khái niệm nhiều hơn là các kiến thức về cơ chế, hiện tượng, quá trình…

+ Việc hướng dẫn HS trả lời các CH, BT khi học sinh gặp khó khăn thì nhiều GV cũng đã đưa ra các CH phụ để gợi ý ra từng vấn đề nhỏ. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng các GV giải thích một phần, thậm chí giải thích toàn bộ luôn đáp án CH, không để HS tiếp tục động não.

Thông qua việc trao đổi, dự giờ, rút kinh nghiệm với GV chúng tôi nhận thấy đa số GV đều đánh giá cao vai trò của CH, BT trong các khâu của quá trình DH, đã sử dụng CH, BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trên lớp, xác định được loại CH có tác dụng kích thích tư duy của HS.

Song do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống, các GV còn gặp khó khăn trong việc thiết kế các CH, BT, đặc biệt là loại CH, BT phát triển tư duy, bồi dưỡng NLTH cho HS. Họ cũng còn lúng túng khi sử dụng CH, BT vào các khâu của quá trình DH nên các phương pháp tích cực được dùng còn hạn chế hoặc mang tính hình thức, ít hiệu quả, tốn nhiều thời gian. Do đó, yêu cầu đặt

ra hiện nay là các GV cần nắm vững cơ sở lí luận, các nguyên tắc và qui trình xây dựng, sử dụng các CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học (Trang 29 - 33)