Phân tích đánh giá định tính.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4.2. Phân tích đánh giá định tính.

Qua phân tích các bài kiểm tra viết sau mỗi tiết dạy thực nghiệmchúng tôi nhận thấy: HS ở lớp TN bước đầu đã hình thành và rèn luyện được NLTH, đặc biệt là NLTH SGK. Cụ thể như sau:

* Về NLTH SGK của HS:

+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng lập dàn ý:

Ở đề kiểm tra số 4, với câu 2: Em hãy lập dàn ý các hình thức sinh sản ở VSV.

+ Ở lớp ĐC: Hầu hết các em lập dàn ý theo thứ tự trình bày ở SGK dẫn đến sự sắp xếp các ý không logic, nhiều ý lặp lại, như bài làm của em Phùng Văn Cường, lớp 10D- trường THPT Trần Phú sau đây:

- 70 - 6,21 6,21 7,02 6,39 7,09 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 ĐC TN

Dàn ý các hình thức sinh sản của VSV: 1. Hình thức sinh sản ở sinh vật nhân sơ

a. Hình thức phân đôi

b. Hình thức nảy chồi và bằng bào tử 2. Hình thức sinh sản ở sinh vật nhân thực:

a. Sinh sản phân đôi b. Sinh sản nảy chồi

c. Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính + Ở lớp TN: Đa số các em đã làm được dàn ý như sau: Dàn ý các hình thức sinh sản của VSV:

1. Hình thức phân đôi 2. Hình thức nảy chồi

3. Hình thức sinh sản bằng bào tử.

a. Sinh sản bằng bào tử vô tính. b. Sinh sản bằng bào tử hữu tính

Như vậy, các em ở lớp TN đã có năng lực ghi chép thông tin dưới dạng lập dàn ý tốt hơn, thể hiện năng lực tư duy logic cao hơn so với các em ở lớp ĐC.

+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằngsơ đồ

Ở đề kiểm tra số 1, với câu 1: thay các số ở sơ đồ bằng tên các kiểu dinh dưỡng và phát biểu khái niệm các kiểu dinh dưỡng đó. Để làm được bài tập này, HS phải biết phân tích sơ đồ, xác định logic sắp xếp các ô chữ để tìm mối liên hệ giữa các ô chữ đó. Khi xác định được tên các kiểu dinh dưỡng thì HS lại phải tìm ra các dấu hiệu bản chất để phát biểu khái niệm các kiểu dinh dưỡng đó. BT này tương đối khó và các khái niệm không được nêu ra trong SGK, vì vậy có sự khác nhau rất rõ nét trong kết quả làm bài của 2 lớp.

+ Ở lớp ĐC: hầu hết các em không hiểu sơ đồ, các em tỏ ra rất lúng túng, thể hiện thái độ lo sợ khi không làm được BT. Các em mất nhiều thời gian vào bài 1 nên nhiều em chưa kịp làm câu 2 nên điểm số đạt được không cao.

+ Ở lớp TN: ngay khi nhận đề các em đã tỏ ra phấn chấn vì tự tin mình sẽ làm được, các em làm bài với tốc độ nhanh, đáp án tương đối chính xác và đâỳ đủ. Kết quả bài làm khá cao đã chứng tỏ các em đã hình thành được năng lực phân tích sơ đồ, tìm được ý chính, bản chất được tách ra từ những kiến thức đã học trong SGK.

Như vậy, ở lớp TN các em đã có năng lực xử lí thông tin từ trình bày dưới dạng bảng ở SGK thành dạng sơ đồ ở trong BT.

+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằngbảng:

Ví dụ 2: Ở đề kiểm tra số 2: Với BT 1: Em hãy lập bảng phân biệt 2 hình thức nuôi cấy VSV: nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục?.

+ Ở lớp ĐC: Đa số các em chỉ kẻ bảng với 2 cột lớn là 2 hình thức nuôi cấy VSV chứ chưa xây dựng được cột thứ 3 là đưa ra các tiêu chí để phân biệt. Các em trình bày lần lượt các pha sinh trưởng của quần thể trong mỗi hình thức nuôi cấy nhưng lại không sắp xếp các pha tương đương nhau ở 2 cột.

+ Ở lớp TN: Hầu hết các em đã biết kẻ bảng với đầy đủ các tiêu chí cần thiết. Các ý so sánh được trình bày ngắn gọn và sắp xếp tương ứng với nhau. Do đó, kết quả thu được ở nhóm lớp TN cũng cao hơn so với nhóm lớp ĐC.

Điều này đã khẳng định năng lực diễn đạt bằng bảng của HS ở nhóm lớp TN tốt hơn rất nhiều so với nhóm lớp ĐC.

+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằnghình vẽ:

Ví dụ: Ở đề kiểm tra số 3, với BT 1à: Hãy chú thích vào các số từ 1 đến 6 cho hình vẽ cấu tạo phage?

+ Ở lớp ĐC: Đa số các em làm được BT này nhưng thời gian làm bài lâu, một số em không chú thích hết hoặc còn nhầm lẫn 1 vài chỗ.

+ Ở lớp TN: 100% các em chú thích đúng và thời gian làm bài rất nhanh. Điều này chứng tỏ các em đã hình thành được năng lực tóm tắt và diễn đạt nội dung thông tin bằng hình vẽ có chú thích.

+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằngđồ thị:

Với đề kiểm tra số 4, ở CH 1: Vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục?:

+ Ở lớp ĐC: Đa số HS vẽ tương đối chính xác đồ thị nhưng vẫn còn một số nhầm lẫn ở tiêu đề của cột. Các em cũng không giải thích đầy đủ và rõ ràng được từng pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

+ Ở lớp TN: Các em đều vẽ được đồ thị và giải thích đúng sự biến đổi số lượng của quần thể vi khuẩn qua các pha sinh trưởng.

Như vậy, ở lớp TN các em đã hình thành và rèn luyện được năng lực vẽ đồ thị và năng lực diễn đạt đồ thị.

* Về độ bền kiến thức:

Sau khi dạy TN 2 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ bền kiến thức tức là khả năng lưu giữ thông tin thì thấy rằng:

+ Ở lớp ĐC: kết quả bài kiểm tra sau TN thấp hơn so với kết quả trong TN, chứng tỏ kiến thức của các em đã bị rơi vãi, bài làm còn có nhiều sai sót, không đủ ý.

+ Ở lớp TN: chất lượng bài làm vẫn tốt, điểm số có xu hướng ổn định chứng tỏ độ bền kiến thức cao. Điều này chứng tỏ các em đã được rèn luyện các NLTH SGK nên năng lực tư duy được nâng cao rõ rệt

Ngoài việc đánh giá qua các bài kiểm tra, trong quá trình DH qua quan sát trong mỗi giờ lên lớp kết hợp với việc kiểm tra miệng, kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà của HS, chúng tôi cũng đánh giá một số dấu hiệu định tính về hứng thú và mức độ tích cực học tập như sau:

+ Ở lớp TN, HS chuẩn bị bài cũ rất tích cực. Các CH, BT định hướng nghiên cứu trước bài mới được các em chuẩn bị chu đáo nên các em có tâm thế chủ động, tích cực trong tiết học mới.

Ở trên lớp khi được giao CH, BT các em đều tích cực nghiên cứu SGK để hoàn thành và xung phong lên trả lời. Ban đầu việc diễn đạt của các em còn hạn chế nhưng sau vài tiết học các em đã biết trình bày đúng, đủ nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình.thì các em đã biết cách phân công nhim vụ trong nhóm và mỗi cá nhân đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các em hăng hái tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề, tình huống đặt ra làm cho không khí lớp học rất sôi nổi.

+ Ở lớp ĐC, các em chưa có ý thức chuẩn bị bài cũ. Đa số các em thụ động, chỉ nghe giảng và ghi chép theo những gì GV đọc. Các CH, BT mà GV đưa ra thì các em không tích cực suy nghĩ để trả lời, một số ít em trả lời thì lại không đúng trọng tâm CH. Do đó, không khí lớp học ở lớp ĐC rất trầm, không sôi nổi như ở lớp TN.

Tóm lại, qua TN cho thấy các biện pháp sử dụng các CH, BT để rèn luyện NLTH SGK trong DH phần sinh học VSV đã có tác dụng nâng cao hiệu quả của quá trình DH. HS đã hình thành được các NLTH SGK cần có, từ đó có khả năng tự mình khám phá, lĩnh hội tri thức, đồng thời khắc sâu, nắm vững bản chất các khái niệm, cơ chế, quá trình sinh học.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w