Việc tự học SGK của HS.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học (Trang 33 - 36)

Qua điều tra tại 2 trường THPT thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2: Kết quả điều tra về phương pháp tự học SGK môn Sinh học của HS THPT S T T 1 Mức độ sử dụng Các nội dung điều tra Thường xuyên Không thường xuyên Rất hiếm khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % SL % - Ở nhà, khi đọc trước bài mới trong SGK em làm những việc sau ở mức độ nào?:

+ Nghiên cứu bài mới theo nhắc nhở của thầy cô

430 41,5 393 37,9 108 10,4 105 10,2

+ Đọc và tự trả lời các CH, BT ở các lệnh và cuối bài mới trong SGK

244 23,6 298 28,8 422 40,7 72 6,9+ Tóm tắt bài mới 215 20,8 262 25,3 244 23,5 315 30,4 + Tóm tắt bài mới 215 20,8 262 25,3 244 23,5 315 30,4 + Tự đặt CH và ghi lại các ý chưa hiểu 132 12,7 140 13,5 289 27,9 475 45,9 + Tìm đọc thông tin ngoài SGK để bổ sung kiến thức 121 11,7 151 14,6 285 27,5 479 46,2 - 33 -

2 Trong giờ học, khi thầy cô ra CH, BT em làm những việc sau ở mức độ nào?: + Tập trung để tìm lời giải 442 42,7 330 31,9 109 10,5 155 14,9

+ Viết sơ lược những ý cần trả lời và tham khảo ý cuả bạn.

366 35,3 406 39,2 128 12,4 136 13,1

+ Thụ động chờ câu trả lời của bạn và phần giải đáp của thầy cô

439 42,4 322 31,1 147 14,1 128 12,4

3 Khi thầy cô đặt CH hoặc ra BT em gặp những khó khăn sau ở mức độ nào?: + Không hiểu CH hoặc BT

380 36,7 311 30,0 193 18,6 152 14,7

+ Hiểu nhưng không làm được

395 38,1 281 27,1 206 19,9 154 14,9

+ Làm được nhưng không diễn đạt được theo ý hiểu của mình.

495 47,8 286 27,6 129 12,5 126 12,1

Từ bảng trên cho thấy:

+ Số lượng các em đọc trước bài mới trong SGK, gạch dưới các ý quan trọng và ghi lại các thắc mắc không nhiều.

+ Các em chỉ nghiên cứu bài mới khi GV yêu cầu và theo sự hướng dẫn của GV chứ chưa tự mình đặt CH, tìm đọc thêm thông tin ngoài SGK để bổ sung…. theo nhu cầu, hứng thú của mình.

+ Khi các thầy cô ra CH, BT để tìm hiểu kiến thức mới thì đa số HS đều tập trung suy nghĩ để tự mình trả lời được các CH, BT đó, các em cũng

không tích cực nhiều trong việc hoạt động nhóm. Phần lớn các em vẫn còn thụ động chờ câu trả lời của các bạn tích cực hơn học là chờ câu trả lời của GV. Như vậy, các CH, BT mà GV sử dụng chưa thực sự kích thích hứng thú học tập và khả năng tìm tòi sáng tạo của HS.

+ Đối với các CH, BT mà GV đưa ra, nhiều HS vẫn không hiểu yêu cầu của CH, BT hoặc nếu có hiểu thì lại không diễn đạt được theo ý hiểu của mình. Điều này cho thấy, một mặt do các em chưa có ý thức tìm hiểu kiến thức nhưng mặt khác cũng do chất lượng CH, BT mà GV đưa ra chưa cao, do phương pháp sử dụng CH, BT của GV chưa tốt và do phương pháp rèn NLTH SGK cho HS cũng chưa đạt yêu cầu. Do đó, năng lực diễn đạt của các em chưa có hoặc còn rất thấp.

Tóm lại, HS hiện nay chưa biết cách học, chỉ quen học thuộc lòng, thụ động, chưa tích cực sáng tạo trong việc tìm kiến thức mới. Điều này do các em ít đầu tư công sức, thời gian vào việc học, học tập chỉ mang tính đối phó. Với các em có ý thức tự giác, yêu thích môn học thì lại không có phương pháp học đúng cách nên chưa khai thác triệt để nội dung SGK một cách chủ động, sáng tạo, kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt kĩ năng trình bày, thể hiện trước tập thể vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, cần quan tâm, hướng dẫn HS tự học để các em tự tin, năng động hơn và phát triển tư duy sáng tạo.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w