Phân tích và dự báo các nguồn lực phát triển của tỉnh Bắc Kạn:

Một phần của tài liệu Thúc đẩy tăng trưởng KT tỉnh Bắc Kạn đến 2010 (Trang 48 - 52)

1. Vị trí địa lý :

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc có quốc lộ 3 đi qua địa bàn của tỉnh nối với cửa khẩu sang Trung quốc qua tỉnh Cao Bằng. Đây là một trục quốc lộ quan trọng của vùng đông bắc và tỉnh Bắc Kạn nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lu về văn hoá, kinh tế, chính trị cho Bắc Kạn với các tỉnh tiếp giáp nh Cao bằng, Thái Nguyên và các tỉnh khác xa hơn.

Bắc Kạn với các tỉnh có nền kinh tế đang trên đà phát triển nh Thái Nguyên, Lạng Sơn và hơn nữa do vị trí của tỉnh gần cửa khẩu Trung Quốc, một thị trờng rộng lớn về tiềm năng, nên lợi thế về thơng mại trong tơng lai sẽ đợc phát huy và mở rộng.

Bắc kạn là một tỉnh có địa hình phức tạp, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, toàn tỉnh có 7 dân tộc, trong đó có 80% là dân tộc ít ngời, cho nên ngoài mục tiêu ổn định đời sống nhân dân Bắc Kạn còn có nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng.

2. Về đất đai, khí hậu :

* Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 12 - 290 C đợc phân thành 4 mùa rõ rệt, Xuân - Hạ - Thu - Đông. Vì vậy khí hậu của tỉnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng ngắn ngày và cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm. Tổ chức triển khai tốt các loại cây trồng theo đúng mùa vụ sẽ đem lại năng xuất cao.

* Đất đai :

Theo số liệu của Sở địa chính thì đất đai của tỉnh năm 2000 đợc sử dụng nh sau: Đất nông nghiệp toàn tỉnh là : 23.686 ha chiếm 4,94%; đất lâm nghiệp là: 264.128 ha chiếm 51,1%. Theo đánh giá chung thì đất đai của tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông lâm nghiệp, bởi số nhân khẩu trong ngành này chiếm đa số : 86,1% tổng số nhân khẩu toàn tỉnh. Đất cha sử dụng còn khá lớn : 180.733 ha chiếm tới 37,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất cha sử dụng chủ yếu ở các huyện Chợ Đồn, Na Rì, Ba Bể. Đây là điều kiện để đồng bào các dân tộc mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm thu nhập và ổn định cuộc sống. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT thì đa phần đất cha sử dụng còn có lợng mùn khá cao, thuận tiện cho sản xuất cây lơng thực, hoa màu, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Bảng 2.11: Diện tích đất đai tỉnh Bắc Kạn : Đơn vị tính: Ha Tổng số Chia ra Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất cha sử dụng Tổng số 479.554 23.686,7 264.129 9.313,4 1.651,7 180.773 1. Thị xã Bắc Kạn 13.216 1.002 8.810 697 173 2.513 2. H. Ngân Sơn 64.437 3.787 41.885 777 213 17.774 3. H. Ba Bể 115.173 6.070 75.872 2.798 395 30.036 4. H. Bạch thông 50.854 3.157 36.212 404 193 10.886 5. H Chợ Đồn 92.220 2.776 27.584 3.585 272 58.003 49

6. H. Na Rì 86.450 3.626 43.887 624 168 38.143

7. H. Chợ Mới 57.204 3.247 29.876 428 237 23.471

Nguồn Báo cáo năm 2000 của Sở Địa chính

3. Tài nguyên rừng :

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, tài nguyên rừng đợc xem nh là một lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh. Đất rừng chiếm diện tích 264.128 Ha bằng 55,1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở ba huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Ba Bể. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc, với trữ lợng gỗ có thể khai thác khoảng 300.000 m3/năm, hiện nay mới chỉ khai thác đợc 1/10 trữ lợng gỗ/ năm. Trong các năm tới có thể mở rộng qui mô sản xuất ở các lâm trờng trong các huyện: Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rỳ, Ngân Sơn.

Khu hệ thực vật của tỉnh cũng rất phong phú, theo kết quả điều tra cho thấy có 826 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đa vào sách đỏ Việt Nam. Đây là là khu thực vật có cung cấp các gỗ và cung cấp tre, nứa, .. phục vụ cho ngành công nghiệp giấy và đan lát xuất khẩu.

Về động vật quí hiếm tập trung ở khu vực núi đá Kim Hỷ thuộc huyện Na Rỳ, Cao Sơn thuộc huyện Bạch Thông, Bản Thi thuộc huyện Chợ Đồn và Ba Bể. Kết quả điều tra cho thấy có 366 loài, trong đó có 72 loài thú, 169 loài chim, 40 loài bò sát, 26 loài lỡng c và 59 loài cá. Đây là loài động vật có thể phục hồi, nuôi dỡng để phục vụ cho du lịch và xuất khẩu.

4/ Nguồn tài nguyên khoáng sản.

Bắc Kạn có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú. Đây là một lợi thế của tỉnh để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Chì, kẽm là hai loại khoáng sản có tiềm năng lớn không chỉ đối với tỉnh mà còn với cả nớc (cả nớc có 71 mỏ thì Bắc Kạn có 42 mỏ), tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Đồn.

Hiện nay đã có dự án liên doanh với Thái Lan để khai thác chì, kẽm ở huyện Chợ Đồn: với công suất khoảng 28.000 tấn kẽm/năm, 13.000 tấn chì/năm.

Bên cạnh đó, còn có antimon, thiếc, sắt, mangan. Đặc biệt có những loại đá quí mà hiện nay mới phát hiện dới dạng hạt đá quý Rubi và Saphia trong các sa khoáng hoặc đá gốc tập trung ở huyện Ba Bể.

Bắc Kạn là tỉnh có khối lợng đá vôi khá lớn, là nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Nguồn đá vôi này đợc phân bổ ở gần trục chính cho nên thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển. Bắc Kạn còn có sét cao lanh làm phụ gia cho công nghiệp sản xuất xi măng và đồ gốm xứ.

Các khoáng sản khác nh sắt, mangan, antimon, vật liệu xây dựng và đá quý là những khoáng sản có mặt trong tỉnh với mức độ điều tra và giá trị sử dụng khác mhau. Tuỳ theo nhu cầu thực tế của thị trờng mà tỉnh cần có kế hoạch thăm dò và khai thác hiệu quả.

5/ Dân số và nguồn nhân lực.

Dân số của tỉnh năm 1996 là 259.612 ngời, năm 2000 là 282.667 ngời, trong đó số ngời trong độ tuổi lao động là 135.680 ngời chiếm 48% dân số trong toàn tỉnh, phần lớn là dân số trẻ.

Dựa vào tốc độ phát triển trung bình dân số của tỉnh từ năm 1996 đến năm 2000 là 1,0215, ta có hàm dự báo:

Yn + h = Yn (1,0125)h

Nh vậy với n là năm 2000, h = 5 (năm 2005) thì dân số năm 2005 sẽ vào khoảng 314.389 ngời. Với h = 10, tức năm 2010 thì dân số của tỉnh khoảng 349.670 ngời. Nếu tỷ lệ số ngời trong độ tuổi lao động thay đổi không đáng kể, chiếm 48% dân số thì dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 vào khoảng 150.907 ngời, năm 2010 khoảng 167.842 ngời. Đây là nguồn lao động dồi dào cho các ngành sản xuất của tỉnh nếu nh đợc đào tạo tốt. Tuy nhiên hiện nay trình độ trung bình của nhân dân trong tỉnh còn thấp, tỷ lệ dân số trên 10 tuổi không biết đọc biết viết vẫn còn chiếm tới 13,05 % tổng dân số trên 10 tuổi. Hơn nữa phần lớn dân số này sống ở nông thôn và làm nông nghiệp là chủ yếu nên rất khó cho việc học tập và nâng cao trình độ.

Bảng 2.12: Số ngời có trình độ từ cao đẳng trở lên năm 2000.

Đơn vị tính: Ngời

Tổng Cao đẳng Đại học Trên ĐH

Tổng 3.339 1.118 2.210 11

1. S phạm 1.612 867 743 2

2. Kỹ thuật nông nghiệp 359 13 344 2

3. Quản lý và kinh doanh 478 46 430 2

4. Khao học và nhân văn 129 29 98 2

5. Y tế 210 4 205 1

6. Pháp luật 140 48 92 -

7. Kỹ thuật công nghiệp 158 45 113 -

8. Các ngành khác 253 66 185 2

Số ngời có trình độ từ cao đẳng trở lên còn rất ít và đặc biệt là số ngời có trình độ trên đại học mới chỉ có 11 ngời, trong đó phần lớn đã trên 50 tuổi. Vì vậy nếu xét về chất của nguồn nhân lực thì Bắc Kạn trong những năm tới sẽ gặp khó khăn rất lớn, bởi hiện tại và trong tơng lai đòi hỏi những ngời có trình độ thực sự mới làm chủ công nghệ hiện đại.

* Về thực trạng nguồn nhân lực: Do tỷ lệ sinh hiện nay còn khá cao nên nguồn nhân lực của tỉnh trong những năm tới có qui mô khá lớn và tốc độ tăng nhanh. Năm 2000 dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 48% dân số toàn tỉnh. Ngoài ra có một số lợng đáng kể những ngời ngoài độ tuổi lao động đang tham gia sản xuất mà chủ yếu là ở nông thôn và trong nông nghiệp. Hiện nay số ngời này chiếm khoảng 10 - 12% tổng số đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn nhân lực hiện nay phân bố không đều giữa các ngành kinh tế, lao động chủ yếu là trong nông nghiệp (chiếm trên 85%) và hơn 90% lao động cha qua đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao, ở thành thị vào khoảng 7%, ở nông thôn tỷ lệ thất nghiệp còn cao hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy tăng trưởng KT tỉnh Bắc Kạn đến 2010 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w