Kiểm toán các nghiệp vụ tiền lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam.DOC (Trang 41 - 45)

III. Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện tại công ty sản

2.1.Kiểm toán các nghiệp vụ tiền lương

1. Lập kế hoạch kiểm toán

2.1.Kiểm toán các nghiệp vụ tiền lương

Sau khi tìm hiểu về chu trình tiền lương và nhân viên của Công ty VSP kiểm toán viên thực hiện kiểm tra dữ liệu kết xuất từ phần mềm kế toán của khách hàng bao gồm đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh, tài khoản chi tiết để đảm bảo số dư và số phát sinh phải khớp đúng.

Kiểm toán viên sẽ tổng hợp TK 334 chi tiết theo từng tiểu khoản. Mục tiêu của công việc này là đảm bảo khớp số liệu giữa sổ chi tiết, sổ cái và BCTC. Tờ tổng hợp này cho biết số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và

số dư cuối kỳ. Qua giấy tờ làm việc tổng hợp lương chi tiết theo từng tiểu khoản, kiểm toán viên khẳng định được tính chính xác về mặt số học của số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ. Đồng thời kiểm toán viên cũng xác định mức độ biến động của từng loại lương có gì bất thường so với năm trước không. Sau khi tổng hợp lương theo từng tiểu khoản chi tiết, kiểm toán tổng hợp lương theo nội dung và các tài khoản đối ứng trên một giấy tờ làm việc khác. Mục đích của công việc này là để xác định xem có các đối ứng bất thường không. Ví dụ, sau khi tổng hợp, kiểm toán viên phát hiện một bút toán bất thường:

Nợ TK 4311: 4000 USD Có TK 334 : 4000 USD

Sau khi tiến hành phỏng vấn khách hàng và được biết đây là các khoản đã trích nhầm vào quỹ khen thưởng mà nay điều chỉnh lại.

2.1.1. Thủ tục phân tích

2 .1.1.1. Ước tính lương

Tại công ty VSP do không có sự biến đổi nhiều về tiền lương và số nhân viên nên thủ tục ước tính lương được thực hiên theo phương pháp chọn ra một tháng lương bất kì trong năm của toàn bộ công ty sau đó nhân với mười hai tháng để tính ra tiền lương của một năm. Tiếp đó, KTV so sánh số ước tính này với số được ghi trên sổ kế toán thấy số chênh lệch là không nhiều có thể bỏ qua.

2 .1.1.2. Ước tính tiền ăn ca

Để kiểm tra tiền ăn ca kiểm toán viên kiểm tra phát sinh Có TK 3341 thông qua việc ước tính tiền ăn ca và kiểm tra phát sinh Nợ TK này thông qua việc kiểm tra chi tiết chi ăn ca. Kiểm toán viên dựa vào số lao động bình quân năm tại Công ty VSP và đơn giá tiền ăn ca, kiểm toán viên ước tính tiền ăn ca một tháng sau đó tính tiền ăn ca cả năm. Nếu có chênh lệch giữa

số liệu tính toán của kiểm toán viên và số hạch toán của khách hàng thì kiểm toán viên sẽ phải xác định nguyên nhân chênh lệch

Biểu 2.1: Ước tính tiền ăn ca

Mục tiêu: Tính đầy đủ, trọn vẹn

Công việc: Tính toán lại chi phí ăn ca phát sinh trong năm 2007

Người lập : TVH Người soát xét: NQH

Ước tính tiền ăn ca: (USD)

Số lượng lao động 869

Tiền ăn ca bình quân 0.7

Số ngày bình quân tháng 23

Số kiểm toán viên ước tính 167980

Số đơn vị hạch toán 168983

Chênh lệch (1003)

Nguyên nhân chênh lệch: Có nhiều tháng công ty phải chuẩn bị các xuất ăn ca cho các chuyên gia từ bên nhật sang.

Kết luận: đạt được mục tiêu

2.1.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết

2.1.2.1. Kiểm tra chi tiết chi lương

Sau khi áp dụng thủ tục phân tích (ước tính lương sản phẩm), kiểm toán viên không phát hiện ra được những chênh lệch đáng kể thì kiểm toán viên bắt đầu tiến hành chọn mẫu kiểm tra chi tiết chi lương.

Mức độ trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán (PM) do manager tính toán đặt ra ở phần lập kế hoạch kiểmt toán. Giá trị trọng yếu MP được tính toán dựa vào mức trọng yếu đã xác định và luôn nhỏ hơn mức độ trọng yếu (thường bằng 80% - 90% mức độ trọng yếu). Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết được xác định ở ba mức độ:

- Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình: R= 1.7

- Kiểm tra chi tiết ở mức đọ thấp: R= 0.7

Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết trong cuộc kiểm toán này R= 1.7. Kiểm toán viên dựa vào giá trị trọng yếu MP và chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết để xác định bước chọn mẫu theo công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị trọng yếu (MP) Bước chọn mẫu (J) =

Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết (R) Dựa vào bước chọn mẫu (J), kiểm toán viên xác định số mẫu cần kiểm tra bằng cách tính:

Giá trị của khoản mục cần kiểm tra Số mẫu cần kiểm tra (n) =

Bước chọn mẫu (J)

Nếu số mẫu cần kiểm tra lớn thì KTV sẽ chọn mẫu bằng cách chạy trên phần mền AS2, nếu số mẫu cần kiểm tra nhỏ kiểm toán viên có thể chọn các nghiệp vụ mà kiểm toán viên nhận thấy là bất thường hoặc các nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn để tiến hành kiểm tra chi tiết.

2.1.2.2. Kiểm tra chi tiết hạch toán chi phí lương ngoài đơn giá

Đối với những khoản hạch toán lương ngoài đơn giá kiểm toán viên không thể ước tính được. Vì vậy kiểm toán viên chọn mẫu kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán chi phí lương ngoài đơn giá. Chẳng hạn đối với tiền độc hại tháng 11/2007 kiểm toán viên đã kiểm tra bảng tính chi phí độc hại do phòng nhân sự tính toán và thấy khớp đúng với số liệu mà phòng kế toán hạch toán. Sau khi chọn mẫu tiến hành kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên nhận thấy việc hạch toán lương ngoài đơn giá của đơn vị được hạch toán đúng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam.DOC (Trang 41 - 45)