IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng
1.3.1.2 Hiệu quả hoạt động đầu tư
* Hiệu quả kinh tế
Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế
Kế hoạch phát triển kinh tế 2001-2006 được triển khai trong tình hình chính trị-xã hội tiếp tục ổn định, những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, tài chính trong khu vực đã được khắc phục. Trong bối cảnh đó, chính quyền và nhân dân Nam Định đã nỗ lực phấn đấu, duy trì được khả năng phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong từng giai đoạn phát triển của tỉnh.
Bảng 1.20: Tốc độ tăng GDP so với vốn đầu tư tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 GDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 5973 6665 7544 8762 10094 14133 2 Tốc độ tăng trưởng GDP % 6.39 7.03 7.77 8.22 8.84 11.5 3 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 3.11 3.45 3.90 4.50 5.14 6.2 4 ∆GDP/∑VĐT 0.38 0.41 0.49 0.41 0.96 5 Tổng thu NSNN Tỷ đồng 1765 2203 2450 2780 2904 2454 6 NSNN/∑VĐT 1.02 1.21 1.15 1.12 0.90 0.58
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Trong 6 năm 2001-2006, tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh đã giữ được ở mức khá cao và liên tục tăng lên, đạt bình quân 8.3%/năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước, đặc biệt tăng cao tới 11.5% năm 2006. Quy mô GDP năm 2005 tăng cao hơn 1.7 lần so với năm 2001, năm 2006 gấp 2.4 lần năm 2001. Tỉnh đang phấn đấu trong năm 2007 GDP tăng gấp 3 lần năm 2001 đạt khoảng 18.000 tỷ đồng.
GDP bình quân đầu người (tính theo giá thực tế) giai đoạn 2001-2006 cũng tăng lên không ngừng, GDP/người giai đoạn này đạt 4.5 triệu đồng (khoảng 300USD), vượt chỉ tiêu đề ra.
Chỉ tiêu ∆GDP/∑VĐT cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị sản lượng gia tăng. Chỉ tiêu này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây từ 0.38 năm 2002 lên 0.96 năm 2006. Điều này giải thích rõ hơn về sự phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2001-2006.
Nhờ có hoạt động đầu tư tăng trong những năm gần đây, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh cũng có xu hướng tăng: năm 2001 đạt 2765, năm 2002 đạt 2203 tỷ đồng, năm 2003 đạt 2450 tỷ đồng, năm 2004 đạt 2780 tỷ đồng, năm 2005 đạt 2904 tỷ đồng và năm 2006 là 2454 tỷ đồng. Tỷ lệ NSNN/VĐT cũng tăng giảm không đồng đều.
Xét về mặt số lượng thì mức tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với đầu tư và tỷ lệ nghịch với hệ số gia tăng vốn- sản lượng đầu ra (ICOR), theo công thức của Harrod- Domar:
Mức tăng GDP = Vốn đầu tưICOR Từ đó ta có:
ICOR = GDP do vốn tạo raVốn đầu tư = Vốn đầu tư∆GDP
Bảng 1.21: Vốn đầu tư phát triển và hệ số Icor tỉnh Nam Định giai đoạn 2001- 2006
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 Vốn đầu tư phát triển 1725.5 1825.4 2125.2 2487.2 3230.2 4215.9
2 GDP 5973 6665 7544 8762 10094 14133
3 ∆GDP 467 692 879 1218 1332 4039
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định
Nhìn chung, hệ số Icor tỉnh Nam Định thấp, là phù hợp với các nước đang phát triển do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Hệ số Icor cho biết để tạo ra một đơn vị sản lượng gia tăng cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư. Tỷ lệ này ở Nam Định thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2001-2006 từ 3.69 năm 2001 xuống còn 1.04 năm 2006. Nguyên nhân là do vốn đầu tư phát huy tác dụng mạnh trong năm 2006 hay một số dự án đầu tư trong những năm trước đến nay mới phát huy tác dụng. Để đạt được mục tiêu năm 2007 tăng gấp 3 tổng sản phẩm quốc nội năm 2001, nếu Icor là 2 thì vốn đầu tư phải lớn gấp 6 lần năm 2001.
Về phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, Nam Định đã đạt được nhiều kết quả cao trong nhiều ngành, lĩnh vực. Ngành nông – lâm – thuỷ sản với 77% lực lượng lao động tạo ra tổng giá trị sản phẩm hàng năm trên 2000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 4.05%/năm. Đặc biệt sản xuất lương thực có bước phát triển vượt bậc và khá vững chắc, mặc dù diện tích trồng trọt giảm nhưng sản lượng lương thực quy ra thóc từ năm 2000 lại đây liên tục đạt trên 1 triệu tấn; năng suất lúa bình quân toàn tỉnh trên 60 tạ/ha, hai năm liên tục Nam Định là địa phương có năng suất vụ chiêm xuân đứng đầu cả nước. Với giá trị nông nghiệp như vậy tỉnh Nam Định đã không ngừng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn mà còn xuất khẩu với giá trị lớn. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 35.5 triệu đồng. Thuỷ sản phát triển nhanh với tốc độ tăng 15.6%/năm, trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng 24.4%/năm.
Bảng 1. 22: GDP toàn tỉnh phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: triệu đồng Ngành, lĩnh vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 5973004 6665383 754448 8 876181 0 10094199 14132718
1.Nông, lâm nghiệp 2178823 2342509 2491510 2804920 2849357 3979773
2. Thuỷ sản 167684 206478 261009 319186 372475 566722
3. CN khai thác mỏ 50205 34233 38388 47671 52260 70664
4. CN chế biến 761704 918845 1242455 1665771 2317764 3270311