Các giải pháp chủ yếu thu hút vốn đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 78 - 80)

IV. Du lịch – dịch vụ

18. Đầu tư khai thác khu du lịch đền

2.2.1.1. Các giải pháp chủ yếu thu hút vốn đầu tư trong nước.

a. Thực hành chính sách tiết kiệm để tăng tích luỹ vốn

Muốn huy động vốn từ bên ngoài thì trước hết phải phát huy nội lực của chính bản thân nền kinh tế, để tăng tích luỹ phục vụ sản xuất thì phải tiết

Tiết kiệm trong khu vực nhà nước: vấn đề đầu tiên là phải giảm tất cả các khoản chi từ ngân sách, nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lý nhà nước ở các cấp, tinh giảm biên chế để giảm các khoản chi phí. Phân rõ nguồn thu nhiệm vụ chi của ngân sách, áp dụng công khai báo cáo tài chính định kỳ.

Tiết kiệm trong các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh cần nâng cao tiết kiệm trong quá trình sử dụng vốn, vật tư, nguyên liệu. Đối với các vật tư tài sản ứ đọng cần thanh lý để đưa vào vốn lưu động.

b. Huy động vốn qua các tổ chức tài chính trung gian

Trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế đất nước thì việc tích tụ và tập trung vốn thông qua các trung gian tài chính tín dụng như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ…ngày càng trở nên phổ biến. Đây chính là cầu nối để đáp ứng mối quan hệ cung cầu giữa người cần vốn và người thừa vốn. Tuy nhiên, ở Nam Định hệ thống các tổ chức tài chính trung gian chưa phát triển mạnh và hoạt động không mấy hiệu quả, do đó trong thời gian tới để đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn qua các tổ chức này cần phải có các biện pháp thiết thực như:

Phát triển hệ thống hiện đại hoá các ngân hàng bằng máy móc thông tin hiện đại để phục vụ cho công tác thanh toán nhanh gọn, chính xác. Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc thành lập các quỹ đầu tư, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm.

Đổi mới và chấn chỉnh hoạt động hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Cải tiến các thủ tục vay và cho vay sao cho gọn nhẹ, nhanh và hiệu qủa nhất: điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm lãi suất cho vay để khuyến khích các thành phần kinh tế vay tiền để đầu tư.

Phát hành các trái phiếu kỳ phiếu để huy động vốn trung hạn, hình thành thị trường bất động sản cho phép ngân hàng phát hành các loại trái phiếu bất động sản có thể chuyển nhượng làm tan các khoản nợ đóng băng trị giá hàng tỷ đồng.

c. Huy động vốn của các doanh nghiệp

Cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng vốn khấu hao, vốn tích luỹ được lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động để tiến hành đầu tư bằng các đơn giản hoá các thủ tục, đa dạng hoá các hình thức tín dụng với lãi suất ưu đãi. Sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước phát triển bảo lãnh trong việc xây dựng mới, cải tạo hiện đại hoá dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị đối với các doanh nhiệp nhà nước.

Bản thân các doanh nghiệp cần chủ động tính toán, nâng cao mức khấu hao để thu hồi vốn nhanh, thực hiện tái đầu tư, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm, dành vốn tích luỹ để đầu tư phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

d. Huy động vốn tiết kiệm trong dân cư: Đây là nguồn vốn khá lớn do đó cần huy động nguồn vốn này vào đầu tư phát triển bằng các biện pháp:

Thứ nhất là đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong dân: Phổ cập hoá các dạng sổ tiết kiệm thành tài khoản tiết kiệm, ngân hàng nên gắn việc huy động tiền gửi với việc cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất.

Thứ hai là tiến hành phổ biến, cung cấp đầy đủ và rộng rãi thông tin về thị trường, về quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển để định hướng, hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, xoá bỏ các thủ tục phiền hà trong đăng ký kinh doanh.

Thứ ba là khuyến khích mạnh mẽ mọi người dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển bằng cách cho phép tư nhân bỏ vốn hoặc góp vốn với các doanh nghiệp nhà nước trong việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, khu vực công cộng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w