Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 94 - 99)

IV. Du lịch – dịch vụ

18. Đầu tư khai thác khu du lịch đền

2.2.6 Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư.

Thứ nhất: Cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạchhoá đầu tư.

Bản chất của kế hoạch hoá đầu tư là dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của dịa phương và trên quy hoạch tổng thể của ngành để đưa ra một bức tranh tổng thể về đầu tư của tỉnh trong dài hạn và ngắn hạn. Do đó, để khắc phục những tồn tại đã kể trên của công tác quy hoạch, kế hoạch hoá đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định thì công tác kế hoạch hoá đầu tư cần hoàn thiện theo hướng.

Xây dựng kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong tỉnh, thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải. Kế hoạch đầu tư phải có mục tiêu rõ ràng, đảm bảo tính khoa học và tính đồng bộ, phù hợp với các quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được duyệt.

Kế hoạch đầu tư phải có độ tin cậy và tính tối ưu đồng thời đảm bảo tính linh hoạt kịp thời để có thể đạt được mục tiêu đề ra trước những biến động bất thường của môi trường xung quanh.

Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch ngành, lãnh thổ được duyệt.

Công tác quy hoạch cần đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch trung và dài hạn; trên cơ sở kế hoạch trung và dài hạn lập danh sách mục thứ tự ưu tiên đầu tư để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư làm căn cứ bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm.

Cần dành vốn thích đáng cho công tác chuẩn bị đầu tư. Chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn và chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư các dự án có thủ tục đầu tư theo quy định; đồng thời phân cấp thực hiện để các cấp có thể chủ động điều hành kế hoạch và chịu trách nhiệm về kế hoạch của mình.

Giao vốn kế hoạch đầu tư hàng năm căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và tổng dự toán của các dự án được duyệt.

Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư hiệu quả, chống thất thoát lãng phí vốn trong đầu tư. Rà soát lại mục tiêu của từng dự án, đảm bảo tính hợp lý, tránh dàn trải, phân tán vốn, trì hoãn hoặc dãn tiến độ đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

Quy định số lượng dự án nhóm B và nhóm C phải hoàn thành, được nghiệm thu và thanh toán trong năm kế hoạch, tiến tới giảm dần các dự án nhóm C tăng các dự án nhóm A, B.

Gắn trách nhiệm của người lập công tác kế hoạch, xác định chủ trương đầu tư với kết quả đầu tư, xoá bỏ tình trạng lập công tác kế hoạch hoá theo kiểu tham mưu hành chính chuyển sang nghiên cứu xây dựng quy hoạch có hiệu quả trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn.

Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác kế hoạch hoá. Để khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia vào công tác kế hoạch hoá cấn có sự hướng dẫn hỗ trợ của UBND tỉnh và các cơ quan chức năng.

Thường xuyên nghiên cứu đổi mới công tác kế hoạch hoá, coi công tác kế hoạch hoá là khâu trung tâm của quản lý kinh tế vĩ mô, định hướng và giúp đỡ các nhà đầu tư thực hiện mục tiêu phát triển của quy hoạch.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Thẩm định chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các cán bộ, chuyên gia trực tiếp thực hiện công tác này, do đó chất lượng của công tác thẩm định phụ thuộc phần lớn ở năng lực, trình độ chuyên của những người làm công tác thẩm định. Cần thường xuyên cập nhật các thông tin về văn bản pháp luật mới, đưa cán bộ đi học tập kiến thức mới, kinh nghiệm mới ở trên Bộ và các tỉnh bạn, Từ đó chũng ta mới có thể tham mưu đề xuất với UBND thành phố để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác đảm bảo hiệu quả của đồng vốn đầu tư bỏ ra.

Xây dựng hệ thống quy trình thẩm định rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan trên cơ sở bám sát theo các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Hướng dẫn các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ trình duyệt dự án chính xác, rõ ràng để giảm thiểu công việc và làm dễ dàng hơn cho công tác thẩm định. Trong thời gian qua đã có nhiều trường hợp hồ sơ dự án mắc nhiều lỗi như sai thuật ngữ, chủ đầu tư cố tình thêm chi tiết để được cấp thêm vốn…gây khó khăn cho cán bộ thẩm định.

Cần có sự phối hợp giữa Sở KH-ĐT với các cơ quan ban ngành chuyên môn như sở Xây dựng, sở Tài nguyên môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc thẩm định các dự án thuộc chuyên ngành họ quản lý.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu

Cải tiến quy trình đấu thầu theo hướng gọn nhẹ, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn để làm căn cứ tổ chức đấu thầu một cách hiệu quả. Hồ sơ mời thầu cần được làm kỹ, chính xác, hội tụ đủ các yêu cầu của công trình, pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế.

Nâng cao năng lực của tổ chức tư vấn, các nhà thầu bằng cách mở các hội nghị, các lớp tập huấn, phổ biến và hướng dẫn kiến thức về đấu thầu một cách sâu rộng, đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực kỹ thuật và tài chính của chính mình

Tăng cường tính minh bạch hoá, công khai hoá trong công tác đầu thầu. Phát hành tờ thông tin, hệ thống dữ liệu về đấu thầu. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế từ đó nâng cao tính cạnh tranh của các nhà thầu để có thể thực hiện tốt công trình với giá tiết kiệm nhất.

Thứ tư: Nâng cao công tác giám sát thi công.

Khi thực hiện thi công cần yêu cầu các chủ đầu tư có đủ thủ tục xây dựng cơ bản theo giá hiện hành như: giấy phép xây dựng, báo cáo nghiên cứu

công xây dựng. Để tránh tình trạng lãng phí vốn khi tiến hành thi công xây lắp cần sử dụng vật tư, vật liệu đúng quy cách đảm bảo chất lượng.

Tổ chức lao dộng hợp lý, khoa học, sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế như thưởng, phạt, trợ cấp để tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ hao hụt vật tư trong khi vận chuyển vào sử dụng. Tổ chức đoàn thanh tra kiển tra để tránh tình trạng rút ruột công trình, công trình xây xong không đảm bảo chất lượng hay không đưa vào sử dụng được.

Như vậy, trong thời gian tới tỉnh Nam Định sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh…, đặc biệt là những thành quả to lớn mà hoạt động đầu tư phát triển đem lại. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Nam Định, một loạt các giải pháp hữu hiệu đã được đề ra và thực hiện, đồng thời luôn có sự điều chỉnh gắn với thực tiễn biến đổi không ngừng của đất nước và khu vực. Xác định đi lên bằng nội lực là chủ yếu song chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định vẫn luôn mong có sự giúp đỡ nhiều hơn từ phía Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách, về vốn…để tỉnh Nam Định nhanh chóng trở thành một trong những khu vực kinh tế - văn hoá lớn mạnh của vùng và cả nước.

KẾT LUẬN

Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của mọi quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hoạt động đầu tư phát triển trong nền kinh tế của một đất nước được thực hiện bởi mọi chủ thể kinh tế với quy mô đa dạng và phạm vi khác nhau. Vì vậy muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế thì điều cần thiết đó là tiến hành đầu tư. Riêng đối với tỉnh Nam Định, hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên hoạt động đầu tư của tỉnh còn nhiều bất cập, quản lý đầu tư con yếu kém, hiệu quả đầu tư thấp, chính sách chưa hoàn thiện và đồng bộ đã ảnh hưởng đến xu hướng phát triển lâu dài của nền kinh tế trong khi tỉnh cần thực hiện chiến lược phát triển với tốc độ cao, với mục tiêu đuổi kịp mức bình quân cả nước. Hơn nữa, vốn đầu tư của tỉnh lại không ổn định, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Điều này đòi hỏi tỉnh Nam Định cũng như cả nước phải xây dựng định hướng và giải pháp đầu tư cụ thể, động bộ và có tỉnh khả thi nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế- xã hôi đến năm 2010.

Trong đề tài nghiên cứu này em đã phân tích và chỉ ra được thực trạng đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Tỉnh Nam Định trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của các cơ quan chính quyền, của Đảng cùng nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Tuy nhiên do thời gian và điều kiện còn hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Em mong có được những góp ý của các thầy cô để em có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho những bài viết sau này.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w