Định hướng hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 68 - 70)

IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

12. Kinh doanh tài sản

2.1.1 Định hướng hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-

ĐOẠN 2007-2010

2.1.1 Định hướng hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2010 đoạn 2007-2010

2.1.1.1 Phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2007-2010 của tỉnh, nhu cầu vốn đầu tư phát triển tổng hợp các chương trình, các ngành và lĩnh vực như sau:

Bảng 2.1: Nhu cầu vốn đầu tư tỉnh Nam Định giai đoạn 2007- 2010

STT Ngành Vốn ĐT (tỷ đồng) Cơ cấu VĐT(%)

Tổng số 23.169 100

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 3.544 15.30

2 Công nghiệp 6.203 26.77

3 Các ngành thương mai, dịch vụ then

chốt 3.691 15.93

4 Xây dựng cơ sở hạ tầng 5.894 25.44

5 Các lĩnh vực văn hoá xã hội 3.837 16.56

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định

Trong điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế của tỉnh còn thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn khó khăn so với yêu cầu phát triển và hội nhập, khả năng nguồn thu ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, do đó việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các thành phần kinh tế, trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển có ý nghĩa quyết định và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển được huy động:

Tổng số: 23.169 tỷ đồng

Trong đó:

Vốn ngân sách 7390.9 ‘’

Vốn tín dụng đầu tư 1992.5 ‘’

Vốn huy động của dân, của các doanh nghiệp 12812.5 ‘’

Vốn FDI 937.1 ‘’

Tăng mức huy động ngân sách Nhà nước từ các nguồn thu vững chắc theo luật định, bảo đảm mức huy động thuế và phí vào ngân sách hàng năm ở mức cao nhất. Đến năm 2010, phấn đấu thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn đạt 1000 tỷ đồng trở lên. Trên cơ sở cân đối bảo đảm các nguồn chi hợp lý cho các lĩnh vực văn hoá, giáo dục – đào tạo, y tế, TDTT…tập trung vốn chi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, sớm đưa các công trình vào sử dụng.

Nguồn vốn Ngân sách sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tu bổ hệ thống đê biển, đê sông, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, thủy nông, ưu tiên nâng cấp các công trình đầu mối, kiên cố hoá kênh mương; các cơ sở trạm, trại nghiên cứu sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Làm tốt công tác quy hoạch, tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch, phát triển các thị trấn, thị tứ, đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo.

Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các khu công nghiệp: đón thời cơ đường cao tốc Quốc lộ 1 Cầu Giẽ- Ninh Bình để hình thành các khu công nghiệp mới: Bảo Minh, Thành An, Hồng Tiến, Yên Thành…Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp nông thôn, phát triển mạnh các làng nghề nhằm thu hút đầu tư phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Lĩnh vực dịch vụ -du lịch đã và đang được đầu tư để khai thác triệt để tiềm năng của tỉnh. Nhằm tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư của các

thành phần kinh tế, tỉnh đang tập trung đầu tư mở rộng và nâng cấp tuyến đường giao thông đến các điểm du lịch dịch vụ, hoàn thiện hạ tầng các tuyến điểm du lịch như Khu di tích văn hoá thời Trần, Khu lưu niệm quốc gia cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Khu bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn Cồn Lu – Cồn Ngạn, bãi tắm Thịnh Long, Quất Lâm…

Đối với hạ tầng xã hội: Chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Ngân sách sẽ tập trung đầu tư xây dựng các trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia về cơ sở trường lớp, mở rộng và nâng cấp một số cơ sở đào tạo, dạy nghề đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và khu vực. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các trung tâm y tế, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ, phục vụ tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w