Giải pháp phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 86 - 88)

IV. Du lịch – dịch vụ

18. Đầu tư khai thác khu du lịch đền

2.2.2.3 Giải pháp phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ

Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch sinh thái và du lịch biển, vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao, nâng cao chất lượng các loại hoạt động dịch vụ khác. Nghiên cứu, mở thêm các loại hình dịch vụ mới, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường và đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ lại lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển dịch vụ vận tải cả đường bộ, đường sông, đường biển đảm bảo tiện lợi, thông suốt.

Chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôn, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa thị trường trong tỉnh với các tỉnh trong cả nước và nước ngoài.

chế biến. Đồng thời xâm nhập, mở rộng thị trường sang các nước Tây Âu và Mỹ để phát triển mạnh xuất khẩu hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và những mặt hàng xuất khẩu mới. Dự kiến tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn năm 2010 khoảng 220 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,5%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đến năm 2010: thịt đông lạnh, thủy sản đông lạnh, hàng dệt kim, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ,...

Giá trị nhập khẩu đến năm 2010 dự kiến khoảng 95 triệu USD, tập trung chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất của tỉnh.

Tập trung phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, chú trọng phát triển và kết hợp du lịch biển với nghỉ mát, du lịch sinh thái với nghiên cứu khoa học môi trường; du lịch tham quan lễ hội, tham quan các di tích lịch sử văn hóa gắn với tham quan các làng nghề; hội nghị, hội thảo với du lịch biển và thăm quan các danh lam thắng cảnh. Tạo các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Trước mắt tập trung vào các khu trọng điểm là: Bảo Lộc- Đền Trần- Chùa Tháp - Công viên Tức Mạc, Khu du lịch nghỉ mát, tắm biển Thịnh Long và Quất Lâm. Hình thành các tuyến du lịch, nhất là tuyến du lịch sông Hồng gắn với Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy. Tập trung cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Tu bổ, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa.

2.2.3 Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Một nguồn lực hết sức cơ bản cần cho quá trình đầu tư phát triển đó là nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Tỉnh Nam Định cũng rơi vào tình trạng chung như cả nước, đó là công nghệ lạc hậu, tay nghề người lao động thấp và hơn nữa còn thấp hơn mặt bằng chung của cả nước. Điều này cũng hạn chế sự đầu tư của các thành phần kinh tế vào địa bàn tỉnh.

Cần chú trọng phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân trong tỉnh. Bồi dưỡng và nâng cao năng

lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động ở trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc thực hiện CNH-HĐH. Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 10 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Hiện nay có hơn 1 triệu lao động trong đó có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tỉnh. Trong giai đoạn tới tỉnh cần có những chiến lược cụ thể về phát triển con người, nên ưu tiên cho giáo dục -đào tạo nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật. Có nâng cao được trình độ của các cán bộ quản lý, người lao động thì hoạt động đầu tư mới phát huy được hiệu quả. Đào tạo nguồn nhân lực không chỉ với tiêu chuẩn trình độ mà quan trọng là thái độ làm việc, tác phong công nghiệp, kỹ năng và kỷ luật tốt. Mở rộng các ngành nghề đào tạo, các ngành đào tạo mới gẵn kết với công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, cùng với hoàn thành việc kiên cố hoá các trạm y tế, trang bị đầy đủ thiết bị y tế cho các tuyến xã, khuyến khích bác sĩ về công tác tại cơ sở, tăng cường đầu tư cho các công trình phúc lợi công cộng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w