Trước đây, các doanh nghiệp đều phải tuân thủ quy định của Nhà nước về tiền lương, chưa có quy chế riêng thì quy chế trả lương tỏ ra khá cứng nhắc, bất hợp lý. Sau này, Nhà nước cho phép tự xây dựng quy chế riêng cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi một doanh nghiệp.
Vì vậy, việc xây dựng quy chế đảm bảo sự cân bằng và hợp lý giữa công sức mà người lao động bỏ ra với tiền lương mà họ nhận được là một vấn đề rất quan trọng. Trong việc xây dựng quỹ lương, cách xác định các hệ số lương, phương pháp chi trả tiền lương mà hợp lý sẽ tạo được sự tin cậy và ủng hộ của người lao động. Một số doanh nghiệp đã có thể tự xây dựng và thực hiện tốt quy chế trả lương, một số còn lúng túng trong việc xây dựng hoặc quy chế chưa thể hiện được các nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương chưa gắn với năng suất, chất lương, hiệu quả làm việc. Tiền lương là động lực lao động lớn nhất của người lao động vì vậy quy chế trả lương phải thực sự công bằng minh bạch nhưng cũng cần hạn chế sự thâm hụt của quỹ lương. Do tiền lương còn là một khoản chi phí đối với doanh nghiệp vì vậy nó
còn có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Thông qua quy chế, Nhà nước có thể tiến hành các hoạt động quản lý của mình là một biện pháp cần thiết. Người lao động là một phần tài sản của doanh nghiệp vì vậy để có thể duy trì và phát triển nó thì các doanh nghiệp cần có một quy chế tiền lương hợp lý. Muốn thực hiện chức năng tạo động lực cho người lao động thì quy chế trả lương cần phải thể hiện sự công bằng, tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động của người lao động.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VIỆT NAM