phần Nồi hơi Việt Nam
* Đối với công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam là một trong những công ty đầu ngành của nước ta trong lĩnh vực cơ khí sản xuất chế tạo nồi hơi và thiết bị áp lực. Công ty nhiều năm liền nhận được bằng khen của Nhà nước, doanh thu hàng năm của công ty cao, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, vì vậy việc áp dụng giải pháp này là hoàn toàn khả thi. Công ty có thể tự mình xây dựng và lựa chọn mức lương tối thiểu cho riêng mình.
Với việc thực hiện giải pháp này, sẽ góp phần khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, tạo được động lực cho người lao động, kích thích sản xuất. Ngoài ra, với mức lương cao sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân người tài, tránh được tình trạng chảy máu chất xám và thu hút được một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao. Bên cạnh đó còn tạo ra được tâm lý an tâm, giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp và tạo điều kiện cho người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống lên.
Nếu công ty lựa chọn mức tiền lương tối thiểu ở mức như trên, thì sẽ rất có lợi cho người lao động khi họ về hưu. Khi về hưu, người lao động sẽ nhận 75% tiền lương khi họ còn làm việc, điều này sẽ giúp người lao động có một mức lương hưu cao khi họ nghỉ hưu.
* Đưa ra một biểu mẫu đánh giá mức độ hoàn thành công việc để xác định KCD và tính toán HĐG sẽ đảm bảo sự công bằng trong việc tính toán lương cho người lao động. Hạn chế được những tiêu cực trong tính lương, tránh cào bằng, phản ánh được sự đóng góp và hiệu quả làm việc của người lao động cũng như đội ngũ quản lý. Tạo cho người lao động tâm lý tin tưởng vào công ty hơn
* Với việc xây dựng quỹ lương dự phòng sẽ giúp cho công ty tránh rơi vào tình trạng thâm hụt quỹ lương. Ngoài ra với việc hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giúp cho người lao động nâng cao năng suất lao động, tay nghề, tạo nên bầu làm việc hăng say.
* Việc phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bên liên quan trong quy trình trả lương, sẽ thúc đẩy công tác trả lương được diễn ra nhanh hơn, tạo thuận lợi cho việc lĩnh lương của người lao động .
Tất cả các giải pháp trên đều hướng đến việc hoàn thiện quy chế trả lương của công ty, sao cho quy chế trả lương của công ty thực sự đảm bảo được sự công bằng.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, cùng với sự hoạt động và phát triển của kinh tế, ngành cơ khí luôn là một trong những ngành có đóng góp quan trọng cho đất nước. Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam là một trong các đơn vị hàng đầu về lĩnh vực cơ khí chế tạo nồi hơi và thiết bị áp lực nhiều năm liền đã đạt được chứng chỉ ISO.
Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam vừa mới chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, vì vậy quy chế tiền lương của công ty còn có một vài bất cập. Qua quá trình thực tập tại công ty, em đã có thời gian để tìm hiểu về quy chế trả lương của công ty, điều này đã giúp em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và có thể hiểu thêm về các kiến thức đã được học ở nhà trường. Quy chế trả lương hợp lý là một công cụ để giữ chân người tài trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy công tác xây dựng quy chế trả lương đòi hỏi cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và kinh nghiệm.
Với mong muốn hoàn thiện quy chế trả lương, em đã đưa ra một số đóng góp ý kiến của mình. Hy vọng quy chế trả lưong của công ty ngày càng có hiệu quả, đáp ứng hơn nữa sự mong đợi của người lao động. Đây là một đề tài tương đối khó so với tầm hiểu biết của sinh viên, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Ngoài ra, do kiến thức và thức và thời gian có hạn nên các giải pháp đưa ra có thể chưa đầy đủ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Bộ LĐTBXH, Công văn 4320/ LĐTBXH ngày 29/12/1998 của BLĐTBXH về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp
3. Bộ LĐTBXH, Thông tư số 05/2001/ TT- BLĐTBXH ngày 29/01/2001 Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước
4. Bộ LĐTBXH, Thông tư số 07/2005/ TT-BLĐTBXH ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thu nhập trong các công ty Nhà nước
5. Bộ LĐTBXH, Thông tư số 30/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
6. PGS. TS. Trần Xuân Cầu (chủ biên), Giáo trình Phân tích Lao động xã hội, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, năm 2002
7. PGS. TS Mai Quốc Chánh, PGS.TS. Phạm Đức Thành, Giáo trình Kinh tế Lao động, NXB Giáo dục, năm 1998
8. ThS. Nguyên Vân Điềm, PGS.TS. Nguyên Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị Nguồn Nhân Lực, NXB Lao động xã hội, năm 2005
9. PGS.TS. Nguyễn Thiệp (Chủ biên), TS. Lê Thanh Hà, Giáo trình Tiền lương- Tiền công, NXB Lao động xã hội, năm 2005
10.Quy chế trả lương của công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam, và các số liệu, một số văn bản của công ty
11.Luận văn của các khóa trước
12.Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999