Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương của công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam.DOC (Trang 50 - 56)

hơi Việt Nam

Để tiến hành đo lường mức độ thực hiện quỹ tiền lương tiến hành phân tích:

* Xác định mức tiết kiệm (hoặc vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương

Mức tiết kiệm (hoặc vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương là hiệu số giữa quỹ lương thực hiện và quỹ lương kế hoạch.

td TH KH

T =QLQL

Trong đó:

Ttđ: Mức tiết kiệm hoặc vượt chi tuyệt đối quỹ lương QLTH : Quỹ lương thực hiện

QLKH : Quỹ lương kế hoạch

Nếu kết quả là dương: vượt chi, âm là tiết kiệm

Chỉ tiêu mức tiết kiệm ( hoặc vượt chi) tuyệt đối của quỹ lương cho phép biết được mức độ tiết kiệm (hoặc vượt chi) thực tế quỹ tiền lương ở doanh nghiệp.

* Xác định mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương

Là sự so sánh giữa quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền lương kế hoạch sau khi điều chỉnh quỹ tiền lương kế hoạch theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu khác. Nếu kết quả dương thì vượt chi tương đối, nếu kết quả âm thì tiết kiệm tương đối.

Trong đó thì :

Ttgđ : mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương k: hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương kế hoạch

Trong đó k được tính căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch TH KH DT k DT = Trong đó:

DTTH: Doanh thu thực hiện DTKH: Doanh thu kế hoạch

Ngoài ra, sự biến động lao động trong doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến việc sử dụng quỹ lương. Do vậy, cần phân tích thêm hai chỉ tiêu nhỏ : * Chênh lệch tuyệt đối về số lao động: Là hiệu số giữa số lượng lao động bình quân kỳ thực hiện so với lao động bình quân kỳ kế hoạch.

Ltđ = L1 – L0

Trong đó :

Ltđ: thừa hoặc thiếu tuyệt đối số lượng lao động

L1 : số lượng lao động kỳ kế hoạch

* Chênh lệch tương đối về số lao động: Là hiệu số giữa số lượng lao động bình quân kỳ thực hiện so với số lượng lao động bình quân kỳ kế hoạch sau khi điều chỉnh theo mức độ hoàn thành sản xuất

Ltgđ = L1- (L0 x k)

Biểu 10 : Quỹ tiền lương kế hoạch và thực hiện qua các năm

Biểu 11: Lao động định biên kế hoạch và thực hiện qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối Tương đối Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối Tương đối Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối Tương đối Tổng doanh thu Tỷ đồng 120,6 91.1 75.5 127.3 114.43 89.9 189,6 148,43 78.3 Lao động định biên Tỷ đồng 381 324 -57 36 395 332 -63 -23 420 351 -69 22 Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối Tương đối Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối Tương đối Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối Tương đối Tổng doanh thu Tỷ đồng 120,6 91,1 75,5 127,3 114,43 89,9 189,6 148,43 78,3 Quỹ lương Tỷ đồng 7,758 6,551 -1,207 0,693 8,536 7,378 -1,158 -0,295 13,67 11,131 -2,539 0,427 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua hai biểu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy:

- Về mặt tuyệt đối, quỹ tiền lương luôn tiết kiệm. Cụ thể là năm 2005, quỹ tiền lương tiết kiệm 1,207 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, năm 2006 tiết kiệm được 1,158 tỷ đồng so với kế hoạch và năm 2007 tiết kiệm được 2,539 tỷ đồng. Sự tiết kiệm này là do kế hoạch lao động bị cắt giảm đi chứ không phải do vượt kế hoạch được giao. Cụ thể là năm 2005, so với kế hoạch đặt ra là 381 người thì thực hiện chỉ có 324 người như vậy đã tiết kiệm được 57 lao động so với kế hoạch. Năm 2006, đã tiết kiệm được 63 lao động so với kế hoạch và năm 2007 đã tiết kiệm được 69 lao động so với kế hoạch.

- Tuy về mặt tuyệt đối thì quỹ tiền lương luôn tiết kiệm, nhưng xét về mặt tương đối thì quỹ tiền lương lại biến động. Cụ thể năm 2005 và năm 2007 thì vượt chi lần lượt là 693 triệu đồng và 427 triệu đồng so với kế hoạch. Trong khi năm 2006, lại tiết kiệm được 295 triệu đồng so với kế hoạch. Nguyên nhân của tình trạng này phải kể đến các nguyên nhân sau:

+ Do công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần . Việc cổ phần hóa khiến cho doanh nghiệp không còn dựa dẫm được vào Nhà nước vì vậy phải tự tính toán các chi phí của mình, làm sao cho chi phí thấp nhất để có lãi. Vì vậy, việc tinh giảm biên chế lao động diễn ra mạnh. Công ty cũng phải tính toán lại số lao động cần thiết để đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh của mình.

+ Do kế hoạch lao động được lập ra từ đầu năm, nên không thể lường trước được hết các biến động, các yếu tố phát sinh trong năm. Vì vậy, có thời điểm phải cho công nhân nghỉ chờ việc vì không có đủ việc để làm. Thế nhưng trong thời gian chờ nghỉ việc vẫn phải trả lương cho công nhân vì vậy mới dẫn đến tình trạng vượt chi của quỹ lương.

+ Ngoài ra, do đặc thù của công ty cơ khí chuyên sản xuất nồi hơi và thiết bị áp lực cho nên khách hàng của công ty cũng rất đa dạng, trên mọi miền của đất nước. Ngoài lượng lao động sẵn có trong doanh nghiệp, đối với những công việc tại một số vùng xa xôi, doanh nghiệp thường chủ động thuê ngoài lao động. Số lượng lao động thuê ngoài lớn vì vậy quỹ tiền lương khó có thể kiểm soát nổi, nhân là các đơn vị có công tác quản lý nhân sự chủ yếu bằng phương pháp thủ công, gây ra tình trạng vượt chi cho quỹ tiền lương.

Như vậy có thể nhận thấy hầu hết quỹ tiền lương của công ty được sử dụng để chi trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương thời gian. Tuân thủ đúng nguyên tắc quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác.

Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng sai mục đích của quỹ tiền lương, không tuân theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Sử dụng quỹ tiền lương vào các mục đích khác nhau.

Qua nghiên cứu tình hình sử dụng quỹ tiền lương của công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam, có thể nhận thấy:

• Ưu điểm:

Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương là phần chính trong thu nhập của người lao động.

• Nhược điểm

Công ty chưa xây dựng quỹ lương dự phòng cho năm sau. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn hay có sự biến động bất thường về lao động trong công ty hay trong vấn đề chi trả tiền lương đều có thể sử dụng quỹ dự phòng tiền lương để chi trả nhằm mục đích ổn định thu nhập cho người lao động. Hầu hết các công ty đều có quỹ dự phòng với tỷ lệ dưới 12 % quỹ lương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam.DOC (Trang 50 - 56)