Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp tam dương II giai đoạn 1, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 46)

3.1.2.1 Dân số và nguồn lực lao động

Theo số liệu điều tra tính đến năm 2013 có 98.623 người và 24.862 hộ. Cơ cấu dân số theo giới tính: Nam 49,75% và Nữ 50,25% dân số. Cơ cấu dân số theo đô thị và nông thôn: Nông thôn chiếm tới 90,65%, đô thị chỉ có 9,35%.

Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2013 là 911,37 người/ km2, dân số phân bố không đều giữa 2 vùng: Vùng đồng bằng trên 1000 người/ km2, vùng trung du 700 người/ km2.

Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên theo xu hướng phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội như chiều cao, cân nặng, nhìn chung tuổi thọ cũng được nâng dần qua các năm.

Dân số trong độ tuổi lao động tính đến năm 2013: 59.204 người, chiếm 60,03% dân số. Nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng được thể hiện qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện tại của huyện đang ở mức thấp. Tổng số lao động làm việc trong các ngành 45.096 người, trong đó ngành Nông - lâm - ngư 34.086 người, chiếm 74,59%; Công nghiệp - Xây dựng 4.716 người, chiếm 9,26%; Thương mại - Dịch vụ 6.292 người, chiếm 16,15%. [25].

3.1.2.2 Thựctrạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế công nghiệp.

Trong những năm qua khu vực kinh tế công nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực.

Đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, coi đây là lĩnh vực đột phá của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh và cải cách từng bước thủ tục hành chính, đồng thời tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, nên mức thu hút đầu tư vào địa bàn tăng đáng kể.

Đến nay trong huyện đã có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Hợp Thịnh, khu công nghiệp Tam Dương II và cụm công nghiệp Tam Dương.

* Khu vực kinh tế nông nghiệp:

- Sản xuất nông nghiệp: Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được, tăng sản lượng lương thực theo cả 2 hướng là thâm canh tăng năng suất cây trồng và cải tạo đất để tăng diện tích canh tác xác định là một trong nhiệm vụ trọng tâm của huyện.

- Ngành chăn nuôi: Trong những năm gần đây diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho ngành chăn nuôi, nhưng tổng đàn gia súc, gia cầm vẫn tăng, hệ số chu chuyển đàn tăng, nên sản phẩm của ngành tăng khá và có giá trị sản xuất ngày càng tăng, đến năm 2013 là cao nhất trong khối kinh tế nông nghiệp với 222,541 tỷ đồng, trong khi đó ngành trồng trọt là 126,367 tỷ đồng, lâm nghiệp là 2,976 tỷ đồng và thủy sản là 4,099 tỷ đồng.

- Lâm nghiệp: Là huyện trung du miền núi, do đó rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện chương trình 327 và chương trình 5 triệu ha rừng của nhà nước, công tác trồng cây và chăm sóc cây rừng trên địa bàn huyện được triển khai có hiệu quả.

- Thủy sản: Nuôi trồng thuỷ sản được triển khai, từng bước tận dụng các diện tích vùng trũng, mặt nước ao hồ nhưng quy mô và diện tích nhỏ lẻ, chưa đẩy mạnh đầu tư thâm canh đủ mức để ngành này trở thành ngành có khả năng sản xuất hàng hoá tốt và đóng góp lớn cho phát triển cũng như tạo cơ hội làm giàu cho bộ phận nông dân trong huyện.

* Khu vực kinh tế thương mại- dịch vụ.

Hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong những năm qua đã có bước phát triển khá, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế.

- Về thương mại: trên địa bàn huyện là 2.541 cơ sở, trong đó hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sửa chữa xe có động cơ. Các loại hình cửa hàng bán buôn, bán lẻ của huyện tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện, dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, ở thị tứ của các xã và các khu phố.

- Hoạt động dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải có bước phát triển, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng. Có 2 tuyến xe buýt Vĩnh Phúc - Tam Dương với 30 lượt xe mỗi tuyến đi đến mỗi ngày và hàng trăm xe tải lớn nhỏ, đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông có tốc độ phát triển nhanh và theo hướng hiện đại.

Ngoài ra, dịch vụ điện năng trên địa bàn huyện phát triển tương đối tốt. [25]

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp tam dương II giai đoạn 1, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 46)