Tác động tới đời sống và việc làm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp tam dương II giai đoạn 1, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 86)

Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia ở nước ta được tiến hành mạnh mẽ từ khi cả nước thực hiện đường lối đổi mới. Tuy nhiên, việc thu

hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chính sách bồi thường cho đất bị thu hồi. Việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền đã bù đắp một phần những ảnh hưởng đó. Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

- Người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường do diện tích đất bị thu hồi, mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở.

- Từ tiền được bồi thường các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.

- Các gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước.

- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hoà, ... Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên.

- Tuy vậy, cũng không tránh khỏi có một số người thiếu nghị lực, thiếu kiến thức, lười nhác, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường thì không đầu tư vào những điều đã nói ở trên, mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút và vì vậy, chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã biến hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Họ không hiểu rằng, tiền bồi thường là nhằm giúp họ có điều kiện tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay cho nghề nghiệp cũ.

Để đánh giá được cụ thể chúng tôi đã tiến hành điều tra ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới đời sống và việc làm của họ. Kết quả thu được như sau:

3.4.2.1 Tác động đến thu nhập

Để có cách nhìn nhận khách quan hơn về sự thay đổi trong đời sống, trong thu nhập của hộ bằng chính những đánh giá của hộ qua thời gian dưới ảnh hưởng của

quá trình xây dựng KCN, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của chủ hộ về sự thay đổi của thu nhập theo các tiêu chí thu nhập tốt lên, thu nhập như cũ, thu nhập giảm đi. Theo chúng tôi nhận thấy, việc tự đánh giá của các hộ thực sự là một kênh thông tin quan trọng, sâu sát hơn so với các tổng kết của nghiên cứu, mặc dù về giá trị tuyệt đối thu nhập của các hộ có thể tăng lên nhưng về bản chất giá trị so sánh các hộ có thể nhận thấy thu nhập của mình biến đổi như thế nào.

Bảng 3.15 Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất

STT Mức thu nhập Số lượng, (hộ) Tỷ lệ, %

1 Có thu nhập tăng hơn trước 86 71,66 2 Có thu nhập không đổi 23 19,17 3 Có thu nhập kém hơn trước 11 9,17

Tổng 120 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn về thu nhập của các hộ dân (Bảng 3.15) cho ta thấy số hộ có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất chiếm 71,66%, những hộ này đa phần là sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp sang buôn bán dịch vụ và đầu tư vào sản xuất (đồ gỗ, cung cấp vật liệu xây dựng,…); 19,17% số hộ có thu nhập không đổi và 9,17% (11/120 hộ) có thu nhập kém đi. Tuy nhiên, những hộ có thu nhập không đổi cho biết họ đã phải rất cố gắng để duy trì và đảm bảo mức thu nhập đó như đi làm phu hồ, xe ôm...và công việc không ổn định. Thu nhập kém đi là do các hộ này không biết tính toán trong chi tiêu. Khi nhận được tiền bồi thường đã sử dụng hết để xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc.

Thu nhập theo nguồn thu phản ảnh thực trạng hoạt động kinh tế của người dân và hộ gia đình trên cơ sở các nguồn lực mà họ có cũng như điều kiện tự nhiên nơi họ sống. Tuy vậy tính ổn định của thu nhập từ việc chuyển đổi nghề vẫn chưa cao, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chưa bền vững tại địa bàn điều tra.

3.4.2.2 Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Vấn đề cơ sở hạ tầng và các phúc lợi xã hội tạo ra cho người dân sự thay đổi đáng kể, người dân trong vùng KCN đã có điều kiện tốt hơn rất nhiều để tiếp cận cả về kỹ thuật và dịch vụ, đường sá được trải nhựa và bê tông hóa hoàn toàn, có mặt đường rộng từ 6-36 m. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước các doanh nghiệp đóng góp những phần kinh phí không nhỏ cho các phúc lợi xã hội. Hiện nay người dân trên địa bàn nơi có KCN này đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Qua điều tra 120 hộ trong vùng chúng tôi cũng nhận thấy sự thay đổi đáng kể của cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở đây. Kết quả cụ thể:

Bảng 3.16 Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

Kết quả

Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ đánh giá tốt hơn 117 97,5 2 Số hộ đánh giá không thay đổi 3 2,5

3 Số hộ đánh giá kém đi 0 0

Tổng số hộ đánh giá 120 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Trên tổng số 120 hộ điều tra có 117 hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn trước khi thành lập KCN chiếm 97,5%. Như vậy, rõ ràng việc thành lập KCN Tam Dương II – Giai đoạn 1 có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiếp cận, hưởng thụ cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội ở các xã thị trấn nằm trong phạm vi thu hồi của dự án

3.4.2.3 Tác động tới lao động, việc làm

Việc làm là yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Như đã nghiên cứu ở trên, do không còn quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện đó là bồi thường bằng tiền. Tương tự với bồi thường, việc hỗ trợ cũng như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển công nghiệp, đô thị, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân.

Bảng 3.17 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu điều tra

Trước thu hồi

đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % I Số hộ điều tra 120 100 120 100 II Số người trong độ tuổi lao động 325 100 325 100 1 Lao động nông nghiệp 139 42.77 52 16.00 2 Tiểu thủ công nghiệp 26 8.00 33 10.15

3 Dịch vụ 15 4.62 48 14.77

4 Buôn bán 12 3.69 25 7.69

5 Làm thuê 22 6.77 27 8.31

6 Công nhân trong các nhà máy tại địa

phương 55 16.92 78 24.00

7 Cán bộ, công nhân viên chức 6 1.85 6 1.85

8 Được đầu tư đi tìm việc làm ngoài

địa phương 2 0.62 2 0.62

9 Nghề khác ngoài nông nghiệp 48 14.77 54 16.62

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 3.17 cho thấy số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp tại địa bàn điều tra giảm mạnh từ 42,77% trước khi thu hồi đất xuống 16,0% sau khi thu hồi đất. Do hầu hết đất đai của các hộ dân đã được thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị nên số lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu là chăn nuôi hoặc trồng trọt rau màu ở thửa ruộng còn lại. Thay vào làm nông nghiệp, hiện nay các lao động chuyển sang làm việc trong các cơ sở, xưởng sản xuất trong KCN và các cơ sở sản xuất trong khu vực;

buôn bán nhỏ, làm dịch vụ và làm các nghề khác như chạy xe ôm, làm thuê, cung cấp vật liệu xây dựng…Tỷ lệ lao động tìm được công việc trong các doanh nghiệp sau khi thu hồi đất có tăng lên so với trước khi thu hồi đất, nhưng hiện vẫn còn thấp (chỉ có 24,0% số lao động). Lao động không có việc làm phải chuyển nghề khác thường là ở độ tuổi trên 35 hoặc là những lao động không đáp ứng yêu cầu về trình độ và cũng có nhiều trường hợp là do người lao động xuất thân từ nông dân nên không thích nghi với tác phong làm việc công nghiệp, mặc dù đã được tuyển dụng nhưng sau đó lại bị thải loại.

*Nhận xét:

Khi thu hồi đất để xây dựng các dự án, KCN, dịch vụ thương mại phát triển kinh tế đã làm tăng cơ hội tiếp cận xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó hình thành lên các khu kinh doanh, buôn bán được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức kiếm sống của họ. Các hình thức sản xuất mới trong chăn nuôi và trồng trọt thường không dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân.

Cơ hội tiếp cận nhưng kỹ thuật tiên tiến của xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi kế sinh nhai của mình. Khi bị thu hồi đất các hộ nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề. Phần lớn họ đều sử dụng để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho cuộc sống của người dân. Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hõ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện từng địa phương cụ thể.

Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất đó là khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ lẫn nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ mất dần đi. Một thực trạng xẩy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất đẫn đến thời gian rảnh rỗi

nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ trợ và trhu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say rượu bia, nạn cờ bạc, nghiện hút gia tăng.

Như vậy bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa, thì nhiều người dân lại lo lắng về tác động mặt tiêu cực của nó là làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, phát sinh các tệ nạn cho xã hội. Đây là bài toán rất nan giải cần phải tìm giải pháp giải quyết càng sớm càng tốt của các nhà quản lý trong việc sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm ổn định được đời sống người dân khi bị mất đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp tam dương II giai đoạn 1, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 86)