Sự phát triển kinh tế đòi hỏi hoạt động tín dụng ngân hàng không thể chỉ khép kín trong phơng thức và nghiệp vụ truyền thống của mình mà ngân hàng luôn phải sáng tạo ra các hình thức cho vay mới phù hợp với quá trình tái sản xuất, với các nhu cầu đa dạng phong phú của doanh nghiệp nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, tăng lợi nhuận và giảm tỷ lệ rủi ro. Một số hình thức tín dụng của ngân hàng hiện nay là: tín dụng vãng lai, tín dụng chiết khấu, tín dụng trả nhiều lần, tín dụng thuê mua, tín dụng u đãi, tín dụng bảo lãnh trong đó cần chú trọng tới các hình thức tín dụng chiết khấu, tín dụng thuê mua và tín dụng bảo lãnh vì các hình thức này phù hợp với đặc điểm hoạt động và nhu cầu của DNVVN.
4 Giảm lãi suất ngân hàng tới mức cần thiết phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh
Lãi suất cho vay của ngân hàng là một công cụ hữu hiệu để cân bằng l- ợng cung cầu tiền tệ. Hiện nay các NH đang trong tình trạng thừa vốn tức là cung lớn hơn cầu vì thế để kích cầu cần hạ lãi suất xuống. Nhiều DNVVN cho rằng lãi suất cho vay ra của ngân hàng vẫn còn cao làm cho chi phí vốn của các DNVVN tăng lên, lợi nhuận giảm xuống, động lực phát triển bị triệt tiêu. Vì vậy các ngân hàng cần xem xét tình hình hiện tại để đa ra một mức lãi suất phù hợp cho các DNVVN. Trờng hợp đặc biệt có thể hỗ trợ vốn với lãi suất thấp, thậm chí không lấy lãi những mặt hàng, mẫu mã mới đang trong giai đoạn thâm nhập thị trờng, những cơ sở đổi mới kỹ thuật, đa công nghệ tiên tiến vào để hiện đại hoá, nâng cao năng suất chất lợng sản phẩm.
4 Phát triển hệ thống ngân hàng thơng mại rộng khắp các thành phố thị xã, đến từng làng xã, vùng cao để phục vụ các DNVVN
Các DNVVN thờng tập trung chủ yếu ở nông thôn, các vùng làng nghề truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Thông thờng các chi
nhánh ngân hàng hay đặt trụ sở ở thị trấn, thị xã nên nhiều khi muốn vay đợc vốn các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình kinh doanh phải lên thị trấn, thị xã rất mất thời gian và không thuận tiện. Trờng hợp này chỉ là trở ngại về khoảng cách địa lý mà các ngân hàng có thể khắc phục đợc. Bằng cách tăng cờng hệ thống chi nhánh ngân hàng đến từng làng, xã, vùng cao, ngân hàng đã tạo điều kiện cho DNVVN có thể tiếp cận đợc với vốn vay ngân hàng ở mọi nơi, mọi lúc.
4Cải tiến để đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn cho thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp
Nhiều DNVVN ngại vay vốn ngân hàng do thủ tục vay vốn rất phức tạp mất thời gian. Đặc biệt là các hộ nông dân do trình độ còn hạn chế nên đây là một trở ngại lớn đối với họ. Để mở rộng việc cho vay đối với các thành phần kinh tế này thì ngân hàng cần đơn giản hoá các thủ tục vay vốn mà vẫn đảm bảo cho quá trình thu thập thông tin và sự an toàn trong hoạt động cho vay của mình. Khi đó các DNVVN không còn phải lo tình trạng dự án chờ vốn nh trớc nữa do vốn vay đợc rất kịp thời bảo đảm tiến độ hoạt động của dự án.
4 Ngân hàng tiến hành cho các DNVVN vay khi có sự bảo lãnh của ngời thứ ba hoặc ngân hàng bảo lãnh cho các DNVVN đi vay vốn
Theo quy định khi vay vốn ngân hàng các DNVVN ngoài quốc doanh phải có tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Song để hỗ trợ các DNVVN khi không có đủ tài sản để thế chấp cầm cố mà đợc một số pháp nhân hoặc thể nhân đứng ra bảo lãnh thì vẫn đợc ngân hàng xem xét cho vay. Ngân hàng còn tiến hành bảo lãnh cho các DNVVN có tiềm năng trong tơng lai, có phơng án sản xuất kinh doanh khả thi, hoạt động trong những lĩnh vực thiết thực với đời sống xã hội để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Hình thức hỗ trợ này của ngân hàng cần đợc áp dụng phổ biến trong thời gian tới vì các DNVVN không vay đợc vốn TDNH chủ yếu là do không có tài sản thế chấp. Nh vậy việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho DNVVN hoặc cho
DNVVN vay khi có sự bảo lãnh của ngời thứ ba đã góp phần giảm bớt khó khăn cho DNVVN khi vay vốn ngân hàng.
Tất cả các hình thức hỗ trợ trên của nhà nớc và ngân hàng đối với DNVVN đã thể hiện sự quan tâm đúng đắn của nhà nớc, của ngành ngân hàng tới tiến trình phát triển của DNVVN đúng nh tinh thần của Nghị định 90/NĐ- CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN.
Chơng 2