Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu 1 Lịch sử phát triển Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu trớc khi tiến hành cổ

Một phần của tài liệu Một số ý kiến về xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa qua trường hợp Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.DOC (Trang 29 - 31)

I- Tổng quan về Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.

A. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu 1 Lịch sử phát triển Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu trớc khi tiến hành cổ

1. Lịch sử phát triển Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu trớc khi tiến hành cổ phần hóa.

Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội là một công ty có bề dày lịch sử hơn 40 năm trởng thành và phát triển. Mặc dù đợc thành lập trong thời kỳ bao cấp nhng ngay từ buổi sơ khai, Công ty đã xác định phải vận dụng những phơng pháp làm việc có hiệu quả phát huy tính năng động trong sản xuất kinh doanh để Công ty ngày càng lớn mạnh.

Ngày 18/11/1960, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Xởng y cụ tiền thân của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội hiện nay. Xởng khi đó có trụ sở tại phố Phủ Doãn và trong cơ cấu của xởng chỉ có 2 tổ là tổ sửa chữa thiết bị và tổ cơ. Sản phẩm chính của xởng là panh kéo, máy bơm, thuốc diệt muỗi, nồi nớc cất...

Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tăng khả năng phát triển và tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, ngày 27/12/1962, Bộ Y tế quyết định sáp nhập Xởng y cụ và chân tay giả, đặt tại phố Minh Khai, do đồng chí Bạch Đăng Nghĩa làm giám đốc.

Ngày 14/7/1964, Bộ lại tách và thành lập Nhà máy y cụ với nhiệm vụ sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dợc phẩm và sửa chữa dụng cụ y tế. Tự chủ trong kinh doanh cùng đội ngũ công nhân lành nghề, Nhà máy đã có bớc phát triển nhanh, lợng cán bộ công nhân tăng lên tới 700 ngời, diện tích đất đợc mở rộng thêm, nhiều nhà xởng đợc xây dựng mới, đầu t bổ sung một số máy móc thiết bị mới.

Thời kỳ 1965-1975, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, Nhà máy bắt đầu sản xuất các sản phẩm khó hơn nh máy móc thiết bị và đồ dùng y tế phục vụ cho chiến trờng, ngoài ra, Nhà máy đã nghiên cứu và chế thử các sản phẩm mới nh máy điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm, tủ lạnh...Thời kỳ này, Nhà máy đạt mức tăng trởng khá cao: tổng sản lợng tăng từ gấp 3 lần, nộp ngân sách tăng 34 lần, số lợng cán bộ công nhân tăng lên gần 1000 ngời.

Ngày 6/1/1971, theo quyết định của Thủ tớng Chính phủ, Nhà máy đợc chuyển từ Bộ Y tế sang Bộ cơ khí luyện kim và đổi tên thành Nhà máy y cụ I nhng vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất thiết bị và dụng cụ cơ khí, đi sâu nghiên cứu các thiết bị phục vụ bệnh viện có kỹ thuật phức tạp hơn nh bơm dầu, ghế nha khoa, bơm thuỷ lực... đồng thời tận dụng năng lực sẵn có để nghiên cứu sản xuất các dụng cụ khoa học khác cũng nh sản phẩm tiêu dùng nhu kìm điện, mỏ lết...

Năm 1977, Nhà máy có đợc hợp đồng xuất khẩu đầu tiên sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân Nhà máy. Từ đó, sản lợng xuất khẩu cứ tăng dần và đã đứng đầu Bộ cơ khí luyện kim về xuất khẩu. Đây là thời kì phát triển nhất của Nhà máy, các phân xởng đợc chuyên môn hoá cao, nhiều thiết bị mới đã đợc đầu t, lực lợng lao động có lúc lên tới 1.450 ngời sản lợng tăng lên nhanh chóng, từ 5 triệu đồng (1976) lên 4,5 tỷ đồng (1986), trong đó sản lợng xuất khẩu chiếm 70% tổng sản lợng của Nhà máy, nộp ngân sách Nhà nớc năm sau cao hơn năm trớc 10%.

Ngày 1/1/1985, Bộ cơ khí luyện kim đã đổi tên thành Nhà máy Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Mặc dù hoạt động trong cơ chế bao cấp kế hoạch hoá nhng Nhà máy đã mạnh dạn quản lý theo cách xoá bỏ dần cơ chế lạc hậu này, trong mọi công việc đều hạch toán lỗ lãi, tìm thêm nguồn sản xuất phụ, tìm kiếm thị trờng mới. Vì vậy, sản xuất đợc phát triển, đời sống công nhân đợc ổn định, phong trào quần chúng sôi nổi, trong khi nhiều Nhà máy khác điêu đứng vì thiếu việc làm, công nhân phải nghỉ việc hàng loạt.

Vào đầu những năm 90, khi mà hệ thống XHCN sụp đổ, Nhà nớc bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi sang cơ chế mới, Nhà máy bắt đầu gặp phải những khó khăn khi mất một bạn hàng lớn, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm sản xuất có giá thành cao nhng chất lợng lại cha đáp ứng đợc nhu cầu nên khả năng cạnh tranh kém cả ở thị trờng nội địa lẫn khả năng xuất khẩu. Lúc này, Nhà máy đã rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn khi không có vốn để đầu t thiết bị mới, đội ngũ công nhân tay nghề cao còn thiếu...Không chịu bó tay, Nhà máy đã tìm con đờng đi riêng cho mình bằng cách tìm kiếm thị trờng ở các nớc thứ 3, nhận làm một số sản phẩm phụ do UNICEF tài trợ, tìm bạn hàng hợp tác xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc...Bằng cách đó, Nhà máy đã dần dần vợt qua khó khăn, lấy lại vị thế vốn có của mình.

Đến năm 1996, để phù hợp với vai trò của mình trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cơ khí, đợc phép của các cơ quan chủ quản, Nhà máy đổi tên thành Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Trong 3 năm, từ 1997 đến 1999, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng đáng kể. Đó là kết quả của quá trình đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới con ngời, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân...nó

cho thấy sự năng động trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong cơ chế thị tr- ờng.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến về xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa qua trường hợp Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.DOC (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w